Nghề lập trình: Chưa tuyển sinh đã quá tải tuyển dụng
Posted: 12/7/2016.
Theo VietnamWorks, mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 78.000 vị trí ngành công nghệ thông tin. Vì vậy, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm, bên cạnh nhóm kinh tế, tài chính, ngân hàng.
Ông Hiroshi Watabe - Tổng giám đốc Công ty TNHH Usol Việt Nam.
Theo phân tích của Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks, đến năm 2020, ngành công nghệ thông tin (CNTT) sẽ thiếu đến hơn 500.000 nhân lực. Theo các thống kê khác, số lượng tốt nghiệp đại học mỗi năm chỉ khoảng 165.000 sinh viên. Điều này có nghĩa toàn bộ sinh viên cả nước trong 3 năm liên tiếp theo học CNTT thì mới đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lập trình viên trong năm 2020.
Từ thực tế trên, nhiều công ty về công nghệ gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Ông Hiroshi Watabe, Tổng giám đốc công ty TNHH Usol Việt Nam, chia sẻ: “Các doanh nghiệp phát triển phần mềm của Nhật Bản tại Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực, rất cần đội ngũ các lập trình viên được đào tạo bài bản”. Để đối phó với tình trạng này, bộ phận nhân sự thường chọn cách hạ tiêu chuẩn để có đủ thành viên.
Một trong những chiến lược khác là tuyển dụng sinh viên tại cơ sở đào tạo uy tín về lập trình. Sinh viên được chọn thường nhận nhiều đề nghị hấp dẫn về đãi ngộ, lương thưởng hoặc công ty vừa đào tạo vừa trả lương. Bạn Dương Doãn Hà đang theo học tại Aptech là một ví dụ cho trường hợp này. Dù chưa tốt nghiệp, Hà đã lọt vào mắt xanh của 2 công ty lớn trong ngành. Theo chia sẻ của Hà, các sinh viên trong lớp cũng nhận nhiều lời mời tương tự.
Lập trình là ngôn ngữ chung của toàn thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và ký kết Hiệp định TPP, các dự án CNTT từ Mỹ, Nhật Bản… đổ nhiều về Việt Nam. Theo đó, các sinh viên Việt có cơ hội làm việc tại công ty lớn và trải nghiệm môi trường quốc tế. Bạn cũng có thể thay đổi không gian khi làm việc tại các thành phố khác như Tok
“Nhu cầu tuyển dụng lập trình viên của doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tăng trưởng mạnh mẽ. Mỗi tuần, nhà trường nhận 7-10 yêu cầu tuyển dụng và hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu này”, ông Chu Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain Aptech chia sẻ.
Sinh viên Aptech chia nhóm thực hành làm dự án thực tế ở trường.
Nắm bắt cơ hội và nhu cầu của ngành, nhiều phụ huynh đã cho con mình theo học CNTT. Cô Nguyễn Thị Quyên (47 tuổi, TP HCM) chia sẻ: “Tôi vừa đăng ký cho con nhập học ở Aptech vì em rất yêu thích công nghệ. Bên cạnh đó, xung quanh nhà tôi cũng có nhiều bạn trẻ học CNTT và có việc làm tốt, thậm chí được làm việc tại nước ngoài". Theo quan điểm của cô và các phụ huynh khác, ngành công nghệ có nhiều cơ hội cho bạn trẻ. Sau khi tham khảo chương trình học ở nhiều nơi, cô quyết định chọn ngôi trường trên vì chương trình thực hành nhiều, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm.
Theo Zing.vn
Các tin mới:
Aptech “vững phong độ” là đơn vị đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam.
Bí quyết thành công trong ngành IT không phải từ tấm bằng Đại học.
Aptech ký kết hợp tác đào tạo Công nghệ 4.0 cho các Trường đại học.
APTECH: Đột phá học hai năm lấy bằng Lập trình quốc tế.
APTECH tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2018.
Các tin cũ hơn:
Công nghệ thông tin tiếp tục giữ vị thế ngành “hot”.
3 yếu tố giúp CNTT tiếp tục “hot” tại Việt Nam trong 10 năm tới.
Làm thế nào để trở thành một lập trình viên Android.
Hơn 70,000 nhu cầu tuyển dụng lập trình web với ASP.NET MVC.
Học bổng lập trình viên 'Vươn cao cùng Aptech 2016'.