Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến nhiều thách thức cho nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT). Điều này đòi hỏi những người đam mê và mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này phải chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc, liên tục nâng cao kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trước thực trạng này, học CNTT lấy hai bằng quốc tế trở thành xu thế nổi bật mùa tuyển sinh 2018 và được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Thiếu nhân lực chất lượng
Những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT tăng mạnh. Theo dự báo của Vietnamworks, cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực CNTT và cần 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020. Những con số này cho thấy CNTT vẫn là “mảnh đất màu mỡ” cho các bạn trẻ.
Nhu cầu tuyển dụng ngành IT gia tăng theo các năm. Ảnh: vietnamworks.com.vn.
“Khát” nhân sự là thế, nhưng thị trường lao động này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Bởi không ít sinh viên CNTT ra trường vẫn chưa đạt yêu cầu tuyển dụng và các doanh nghiệp vẫn miệt mài săn người, trải thảm đỏ mời nhân sự chất lượng về làm việc.
Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), có đến 72% sinh viên ngành CNTT ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
Nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường do hệ thống đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành; giáo trình đào tạo chưa cập nhật thường xuyên… Điều này khiến không ít bạn trẻ Việt tìm đến con đường du học hoặc học những chương trình liên kết quốc tế với mong muốn tiếp cận tri thức mới trong lĩnh vực công nghệ, bắt nhịp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Nhiều rào cản sinh viên du học
Trước sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, CNTT trở thành ngành học có sức hút mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhiều học sinh Việt Nam cũng đang trên con đường chinh phục tấm bằng CNTT có giá trị toàn cầu, từ các quốc gia có bề dày đào tạo lĩnh vực này như Australia, Anh, Phần Lan, Thụy Điển, Ấn Độ… Tuy nhiên, có không ít rào cản vô hình làm khó sinh viên.
Chi phí học tập và sinh hoạt là một trong những cản trở lớn nhất đối với học sinh muốn du học ở các nước tiên tiến.
Theo thống kê từ tổ chức tài chính FairFX, trong top 10 quốc gia có chi phí hợp lý nhất như: Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Nam Phi, Nauy… chi phí học tập, sinh hoạt một năm tại các trường đại học, cao đẳng khoảng 6.800-10.000 bảng Anh, tương đương 200-300 triệu đồng/năm và phải học trong ít nhất 3 năm. Đây không phải là mức học phí dễ trang trải với phần lớn gia đình Việt.
10 quốc gia có chi phí du học lý tưởng. Ảnh: Studyinternational.com.
Bên cạnh vấn đề học phí, việc khó thích nghi với khí hậu, múi giờ; sự thiếu tự tin về ngôn ngữ, sốc văn hóa và sống xa gia đình, cám dỗ từ môi trường mới… là những hạn chế mà du học sinh Việt gặp phải. Nhiều sinh viên không đủ vững vàng và kiên trì nên “đứt gánh” giữa đường, phải về nước để bắt đầu lại, tốn kém tiền của và công sức.
Học CNTT song bằng quốc tế
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều học sinh yêu thích CNTT có thêm lựa chọn chương trình quốc tế với học phí dễ chịu ngay tại Việt Nam.
Theo đó, Aptech - Tập đoàn tiên phong của Ấn Độ về giáo dục và đào tạo CNTT với hơn 3.500 cơ sở vận hành tại 40 quốc gia trên thế giới và NCC Education - đơn vị cấp bằng của chính phủ Anh, đào tạo CNTT và kinh doanh liên kết đào tạo chương trình ACCP - L5 (DC) cho sinh viên Việt Nam.
Theo học chương trình này, sinh viên sẽ được nhận song bằng quốc tế: ADSE (Bằng Chuyên viên Lập trình quốc tế cao cấp) do Aptech Ấn Độ cấp và bằng HND Level5 (Higher National Diploma in Computing) do NCC Anh Quốc cấp. Học phí của chương trình này chỉ bằng 1/8 so với du học. Như vậy, chỉ cần học trong nước với mức học phí hợp lý, sinh viên vẫn được thụ hưởng kiến thức, kỹ năng như đi học tại nước ngoài và nhận 2 bằng CNTT giá trị toàn cầu.
Kết thúc chương trình, sinh viên có thể học chuyển tiếp lấy bằng cử nhân bằng cách học online một năm tại trường UCLAN tại Việt Nam (không yêu cầu đầu vào tiếng Anh), tiết kiệm chi phí so với đi du học. Sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân đại học giá trị toàn cầu như học chính quy tại Anh. Bên cạnh đó, sinh viên học liên thông hơn 60 trường đại học tại Anh, Australia, Canada lấy bằng cử nhân quốc tế.
Theo học chương trình ACCP – L5 (DC), sinh viên có thể nhận song bằng quốc tế với học phí bằng 1/8 du học; đào tạo song hành thực tế với trên 400 giờ thực hành trong tổng số 780 giờ học, theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp.
Giáo trình cập nhật nâng cấp lên phiên bản mới nhất: lập trình web front - end với phiên bản bootstrap mới nhất), database (SQL Server 2016), J2SE 8.0, Java EE 6.0, .Net, lập trình Mobile trên nền tảng Android 6.0 với phiên bản Marshmallow mới nhất; bổ sung 2 ngôn ngữ lập trình là PHP (PHP 7.0.2), Angular JS.
Sinh viên được tiếp cận công nghệ mới tương tự tại quốc gia phát triển trên thế giới, bao gồm: IoT (Internet of Things), BigData, Điện toán Đám mây, “Hacker Mũ trắng”, “thám tử máy tính”…
Hà Mỹ Giang (news.zing.vn)