Theo các chuyên gia IT, các nhãn hiệu IT nội địa, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm và gia công IT cũng sẽ giành được sự hiện diện lớn hơn ở Đông Nam Á, ít nhất là như vậy.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ZDNet Asia, ông Nguyễn Lâm, giám đốc IDC Vietnam nói chi tiêu cho IT của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 10,5% từ năm 2008-2013, cao hơn nhiều so với dự báo 7,6% của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản.
Tuy nhiên, về tổng thể, đóng góp của Việt Nam đối với tổng chi tiêu IT của khu vực vẫn không đáng kể. Thị trường IT của Việt Nam dự báo chỉ là 3,51 tỷ USD vào năm 2013, hay chiếm khoảng 1,4% của tổng thể 255,6 tỷ USD của khu vực. Dù sao thì theo ông Lâm, tăng trưởng IT so với tăng trưởng GDP vẫn là “một trong những thị trường tăng nhanh nhất”.
Theo báo cáo năm 2008 của Gartner, GDP thực của Việt Nam sẽ tăng từ 7,3% và 8,3% từ năm 2008 đến năm 2012. Tăng trưởng GDP của Việt Nam được sự hỗ trợ mạnh mẽ của việc gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – khoảng 20,3 tỷ USD năm 2007.
FDI năm 2008 đạt hơn 47 tỷ USD, Narinder Kapoor, phó chủ tịch kiêm giám đốc HP châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh.
Theo ông Lâm, Việt Nam có một số điểm mạnh: vị trí địa lý nằm tại trung tâm Đông Nam Á, nền kinh tế với dân số khoảng 85 triệu người, nhu cầu xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng cao, nền kinh tế, chính trị ổn định và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Các công ty đa quốc gia quan tâm đến Việt Nam không chỉ bởi cơ hội thị trường mà còn bởi tiềm năng Việt Nam là trung tâm phân phối của toàn cầu. IBM là một ví dụ. Công ty này đã thành lập trung tâm phân phối toàn cầu ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Họ cũng có cơ sở điện toán đám mây ở Hà Nội.
Người chơi sáng giá khác là Intel cũng đã cam kết đầu tư hơn 1 tỷ USD vào một nhà máy lắp ráp và kiểm thử ở TP. Hồ Chí Minh. Hãng sản xuất chip này dự tính đưa nhà máy vào hoạt động trong năm nay. Song có nhiều tin tức nói rằng nhà máy sẽ chỉ sẵn sàng vào cuối năm nay và bắt đầu đi vào sản xuất khoảng đầu năm sau.
Ông Kapoor nói HP đã hưởng thụ “sự tăng trưởng đáng kể” ở thị trường Việt Nam trong 5 năm qua. HP bắt đầu hoạt động ở Việt Nam năm 1996 và thiết lập quan hệ hợp tác với FPT Elead để lắp ráp và phân phối sản phẩm nhãn hiệu HP trên toàn quốc.
"Đặc biệt, chúng tôi đang chứng kiến sự tăng trưởng trong chế tạo và ngành FSI (các dịch vụ tài chính và bảo hiểm) vì nhiều khách hàng của HP đã thiết lập sự hiện diện ở đây”, ông Kapoor viết trong một email trả lời ZDNet Asia, “Chúng tôi đã thấy sự quan tâm đến các công nghệ như ảo hóa để đảm bảo chi phí cho trung tâm dữ liệu thấp đang gia tăng và nhu cầu hỗ trợ tăng năng lực điện toán và lưu trữ cũng vậy”.
Ông nói thêm rằng cam kết của Chính phủ trong Kế hoạch tổng thể ICT sẽ giúp Việt Nam “có vai trò lớn hơn” trong IT.
Nicolas Van Den Abeele, phụ trách Alcatel-Lucent Nam và Đông Nam Á nói Việt Nam là “một trong những thị trường chính” của công ty ở Đông Nam Á. Công ty điểm tên một số khách hàng của mình “đều là các nhà cung cấp dịch vụ cố định và di động lớn của Việt Nam”, gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), VMS, Vinaphone và Viettel.
Alcatel-Lucent vào Việt Nam năm 1993 và sau đó thành lập liên doanh với VNPT là Alcatel Networks System Vietnam, công ty sản xuất các bộ chuyển mạch TDM và triển khai truy cập băng rộng ở khắp Việt Nam.
"Với dân số 86 triệu người lứa tuổi trung bình là 26,9, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhanh, các khách hàng yêu thích công nghệ đang có nhu cầu cao hơn về băng thông và các dịch vụ truyền thông hiện đại hơn”, Van Den Abeele nhận xét, “Cùng với sự tăng trưởng của 2G và 3G, chúng tôi kỳ vọng rất nhiều về sự sáng tạo và các ứng dụng băng rộng ở Việt Nam trong vài năm tới”.
Tương lai tăng trưởng
Ông Lâm của IDC Việt Nam nhấn mạnh chi tiêu ICT ở Việt Nam vẫn chủ yếu là phần cứng – máy tính và thiết bị mạng. Thiết bị viễn thông cũng phát triển mạnh do Chính phủ đã cấp phép triển khai mạng di động băng rộng tốc độ cao 3G.
"[Tổng thể], tăng trưởng thị trường vẫn dựa vào nhu cầu và một chút phân khúc với trung tâm xây dựng hạ tầng cơ sở”, ông Lâm nói thêm. Song hiện có sự chú trọng hơn về phần mềm và dịch vụ. Chính phủ cho lập các công viên phần mềm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để thu hút các công ty phần mềm và các công ty dịch vụ IT nước ngoài. Các nhà chức trách đã tung ra nhiều ưu đãi về thuê đất, thuế cho các hoạt động hướng xuất khẩu.
Các công ty IT Việt Nam như FPT đang bắt đầu các kế hoạch mở rộng thị trường khu vực, ông Lâm nói và thêm rằng những kế hoạch như vậy “có tiến triển rất tốt”. Các công ty IT Việt Nam lớn khác như CMC, Global CyberSoft và TMA.
"Chính phủ Việt Nam đang chú trọng xây dựng ngành phần mềm trong nước cũng như định vị Việt Nam là một điểm đến gia công IT hàng đầu”, ông Lâm nói.
Việt Nam xếp hạng 10 trong xếp hạng dịch vụ toàn cầu Global Services Location Index 2009 của AT Kearney, tăng từ vị trí thứ 19 năm 2007.
Kiều Trang
Theo ZDNet Asia