5 lý do "Nền tảng là dịch vụ" sẽ thành xu hướng trong năm nay
Posted: 17/6/2014.
"Nền tảng là dịch vụ" là một xu hướng phổ biến trong nhiều năm gần đây, giúp các doanh nghiệp chuyển các ứng dụng, giao dịch của mình lên nền tảng đám mây.
"Nền tảng là dịch vụ" ( PaaS ) là cụm từ được nhắc đến thường xuyên vài năm trở lại đây trong làng công nghệ thông tin. Đây là khái niệm chỉ các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các nền tảng điện toán và các gói giải pháp như là một dịch vụ cho các doanh nghiệp khách hàng có nhu cầu. PaaS thường có sự tham gia của các yếu tố cần thiết cho việc phát triển ứng dụng doanh nghiệp như middleware, cơ sở dữ liệu và các công cụ phát triển được cung cấp theo hình thức đám mây.
Có rất nhiều lợi ích về mặt công nghệ cũng như về mặt doanh nghiệp cho việc cân nhắc sử dụng PaaS. Mới đây, trong một cuộc hội đàm trên BrightTalk, Sean Allen, giám đốc marketing sản phẩm của OutSystems, đã đưa ra một số quan điểm của ông về PaaS và lý do tại sao xu hướng này sẽ bùng nổ trong năm nay.
Công nghệ: Tiêu chuẩn PaaS đang ngày càng được hoàn thiện và vấn đề bảo mật đang ngày càng tiến bộ từng ngày. Allen đã nói "PaaS với khái niệm về một gói ứng dụng tổng thể cùng các giải pháp hàng đầu nhằm tăng tốc quá trình thiết kế, phát triển, triển khai và quản lý các ứng dụng đang ngày càng làm cho nó trở nên khả thi hơn bao giờ hết". Hơn thế nữa, việc tích hợp PaaS đang ngày càng trở nên đơn giản hơn. Trước đây, công việc này đã gặp phải rất nhiều rào cản lớn, đơn cử như việc làm thế nào để tích hợp một ứng dụng đầu cuối với một ứng dụng hiện đang có trên đám mây mà không gặp bất cứ trục trặc gì. Ngày nay, rất nhiều các gói dịch vụ đã có sẵn trên đám mây, và kể cả dù không có nhiều gói dịch vụ thì việc tích hợp trực tiếp đang ngày càng trở nên dễ dàng.
Mong đợi: PaaS được coi là một xu hướng đầy hứa hẹn, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp toàn cầu đang cố gắng biến IT trở thành một sản phẩm tiêu dùng bình dân. Điều đó có nghĩa là người dùng phổ thông mong đợi việc có thể tự sử dụng các ứng dụng một cách dễ dàng nhằm hỗ trợ mọi phương diện của cuộc sống, từ các công việc nhỏ nhặt như làm thế nào để đi từ điểm A đến điểm B bằng ứng dụng bản đồ, cho đến một bản đồ 360 độ trên tablet của khách hàng khi họ đến thăm trụ sở của một công ty. Mọi người đều muốn mình có khả năng sử dụng được bất cứ thiết bị nào mà họ nhìn thấy, và không còn chấp nhận một trải nghiệm rời rạc hay sử dụng một hệ thống khép kín nữa.
Cạnh tranh: Các đối thủ không bao giờ chịu ngồi yên, nhất là việc lĩnh vực IT đang phát triển nhanh chóng như hiện nay. Họ luôn tìm cách để trở nên khác biệt và nỗ lực sáng tạo bằng cách sử dụng công nghệ và đối với một doanh nghiệp khách hàng, họ luôn mong chờ ở các nhà cung cấp một giải pháp thật nhanh chóng và hiệu quả.
Tốc độ: Các yêu cầu của khách hàng đối với PaaS đang ngày càng thay đổi với tốc độ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, sự tiến bộ của IT để đáp ứng được những yêu cầu đó thì dường như không thấm vào đâu. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ phải đưa ra được các công nghệ mới không chỉ bắt kịp với yêu cầu từ khách hàng mà còn có thể thực hiện yêu cầu đó một cách hiệu quả nhất. Các nhà cung cấp phải làm sao để mỗi phiên xử lý của hệ thống đều phải thực sự hiệu quả và phải làm sao để hạ tầng IT luôn sẵn sàng và dẫn đầu.
Kinh tế: Càng thâm nhập thị trường nhanh thì càng sớm có doanh thu. Nếu như các nhà cung cấp có thể điều chỉnh và thích ứng với các yêu cầu mới, tư duy mới, ý tưởng sáng tạo mới, cách tiếp cận mới đối với thị trường, họ sẽ nhanh chóng đào được mỏ tiền từ thị trường và đây sẽ là nguồn doanh thu chính cho họ. Tinh giản các quy trình hiện có với một hệ thống có khả năng đáp ứng các yêu cầu sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng tăng tốc một cách mạnh mẽ hơn, thay vì chỉ cố giữ mọi thứ ở nguyên trạng.
Trong bối cảnh các nhà cung cấp điện toán đám mây ngày càng nhiều, chất lượng dịch vụ ngày càng gia tăng và giá thành ngày càng hợp lý như hiện nay, PaaS được coi là một lựa chọn linh hoạt cho các doanh nghiệp, về cả mặt kinh tế và kỹ thuật, giúp cho các doanh nghiệp có thể tập trung vào công việc chính của mình và hạn chế được các mối lo ngại về mảng IT.
Theo ZDNet
Các tin mới:
Java đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Big Data và IoT.
Top 8 xu hướng phát triển web hàng đầu năm 2019.
5 ngôn ngữ lập trình tốt nhất dành cho phát triển AI.
Laravel, framework số 1 trong danh sách 5 PHP framework tốt nhất.
Java là gì. Tại sao bạn nên học lập trình Java..
Các tin cũ hơn:
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit.
Windows Phone 8.1 chính thức trình làng với hàng loạt tính năng mới.
Google chính thức cung cấp Google API cho nền tảng .NET.
Ứng dụng di động tại Việt Nam: Mở cửa đón gió.
Giúp bạn làm chủ Windows 8.1.