Bộ GD- ĐT “trảm” nhiều cơ sở giáo dục liên kết đào tạo trái phép
Posted: 23/10/2012.
Mới đây, Bộ GT-ĐT vừa có văn bản gửi UBND Tp.HCM về việc xử phạt vi phạm đối với hàng loạt các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài.
Một trong những cơ sở bị xử phạt. Ảnh: Internet
Được biết, trước đó, sau khi tiến hành thanh tra ở một số đơn vị trên địa bàn Tp.HCM, Bộ GD-ĐT đã gửi UBND Tp.HCM quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 đơn vị. Tuy nhiên, vào tháng 9/2012, Bộ đã phát hiện 4 trong 6 đơn vị này vẫn tiếp tục tư vấn, tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết đã bị xử phạt hành chính và đình chỉ hoạt động.
Do vậy, mới đây, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi UBND Tp.HCM về việc đề nghị rút các loại giấy phép về hoạt động tư vấn, tuyển sinh có yếu tố nước ngoài của 4 đơn vị này, bao gồm: Công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam (ERC), Viện Quản lý Tài chính (IFA), Công ty TNHH Đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (SIBME) và Công ty TNHH Melior Việt Nam.
Ngoài ra, các cơ sở này phải chịu tổng mức phạt hành chính do lỗi tái phạm là 40 triệu đồng. Cụ thể, phạt 10 triệu với công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam (ERC) đồng do mở lớp đào tạo theo chương trình cử nhân quản trị kinh doanh; Công ty TNHH Melior Việt Nam tổ chức lớp đào tạo theo chương trình CĐ của Melior International College (Singapore) và ĐH của Trường ĐH Công lập CQ University (Úc); Công ty TNHH đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (SIBME) tổ chức lớp đào tạo chương trình CĐ, cử nhân các ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và quản trị khách sạn. Đây là ba đơn vị đã từng bị xử phạt vào thời gian qua.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND Tp.HCM quan tâm kiểm tra, giám sát hoạt động liên kết đào tạo nước ngoài của Công ty TNHH đào tạo FTMS, tránh lặp lại sai phạm của các đơn vị kể trên.
Cùng với đó, hôm qua (21/10), Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với những sai phạm trong liên kết đào tạo nước ngoài tại 5 cơ sở khác do tuyển sinh, đào tạo “chui” đồng thời bắt buộc các đơn vị này chấm dứt hoạt động quảng cáo tuyển sinh, hỗ trợ, tư vấn, đào tạo online qua mạng và đào tạo trái phép các chương trình ĐH, sau ĐH với nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giải quyết hậu quả (nếu có).
Theo đó, Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng bị phạt 7 triệu đồng vì đã thông báo giới thiệu và tuyển sinh chương trình MBA của Trường ĐH Concordia Winconsin (Mỹ) khi chưa được phép; phạt 10 triệu đồng đối với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông vì tổ chức chương trình tiến sĩ với Trường ĐH Preston (Mỹ) khi chưa được phép còn Công ty Cổ phần SARA Hà Nội bị phạt tổng cộng 22,5 triệu đồng vì đào tạo thạc sĩ trái phép….
Trường ĐH Sài Gòn bị phạt 7,5 triệu đồng vì thông báo tuyển sinh chương trình chuyên đề nâng cao năng lực cán bộ chuyên ngành quản trị kinh doanh năm 2012 hợp tác với Trường ĐH Kinh doanh quốc tế (Thụy Sĩ) khi chưa được cấp phép. Trường ĐH Phương Đông bị phạt 22,5 triệu đồng vì thông báo tuyển sinh năm học 2012-2013 chương trình hợp tác đào tạo ĐH và sau ĐH với các ĐH nước ngoài vào ngày 14/6 mà chưa được cấp phép; mở lớp độc lập để liên kết đào tạo tại Việt Nam theo chương trình trung cấp với Humanagers (Úc) và hệ ĐH ngành tài chính ngân hàng với Trường ĐH Thượng Hải (Trung Quốc) khi chưa được phép.
Trang Linh (TH)
Theo VOVgiaothong
Các tin mới:
Sinh viên công nghệ tin chưa đáp ứng yêu cầu.
Phân biệt giữa Front End, Back End và Full Stack Developer.
Tuyến sinh 2018: CNTT vẫn giữ ngôi "vương" nhưng cửa đi vào Đại học "Top" trên đã khép.
6 điều có thể bạn chưa hiểu đúng về lập trình.
5 bí quyết để trở thành lập trình viên xuất sắc.
Các tin cũ hơn:
63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề.
Tranh cãi sau đề xuất 20 tuổi tốt nghiệp đại học.
“Lời mời” nhập học – Thí sinh cẩn trọng.
Bầu Đức: "Đừng ngộ nhận về bằng đại học".
25/7 bắt đầu công bố điểm thi đại học.