Đào tạo cam kết lương đầu ra thu hút sinh viên
Posted: 25/7/2014.
Giữa tình cảnh “thừa thầy thiếu thợ”, cử nhân ra trường thất nghiệp hàng loạt, mô hình vừa học vừa làm, đồng thời cam kết lương đầu ra đã tạo nên có sức hút lớn với các bạn trẻ.
Mỗi năm có hàng chục nghìn cử nhân ra trường bị thất nghiệp.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện Việt Nam có khoảng 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp sau khi ra trường. Sinh viên tốt nghiệp rồi làm trái ngành cũng không còn là chuyện hiếm. Thậm chí, nhiều người còn chấp nhận đi làm công nhân trong các nhà máy với công việc vất vả trong khi đồng lương quá eo hẹp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, trong đó chủ yếu là do lượng kiến thức trên giảng đường đại học tại Việt Nam mang tính lý thuyết, hàn lâm, chưa có nhiều tính thực tiễn. Bởi vậy, người học ít có cơ hội thực hành, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Nguyễn Thành Trung (Cử nhân ngành Việt Nam học, Đại học An Giang) sau 3 tháng ra trường đã rải hơn 10 bộ hồ sơ khắp nơi nhưng vẫn thất nghiệp. Trung tâm sự: "Bất lực, mình nộp hồ sơ xin làm phục vụ ở một khách sạn bình thường nhưng phỏng vấn xong người ta lại lắc đầu. Họ nói thẳng ở đây không cần cử nhân, chỉ cần những người thạo nghề. Họ cũng nói muốn tìm người làm việc lâu dài, những người tốt nghiệp đại học làm được ít hôm, thấy chỗ tốt hơn là ‘bay mất’ nên mất công tuyển lại".
Gần đây, sự ra đời của chương trình phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đã phần nào khắc phục tình trạng trên. Theo đó, bên cạnh đảm bảo các học kỳ đào tạo cơ bản, sinh viên được thực tập và làm việc theo kế hoạch phối hợp của hai phía. Họ cũng sẽ được doanh nghiệp cam kết đầu ra với một mức lương cụ thể.
Với chương trình này, doanh nghiệp được lợi là có điều kiện theo dõi và phát hiện sớm năng lực của sinh viên để có quyết định sử dụng sau này; thừa hưởng được những kiến thức mới nhất từ chương trình nghiên cứu của trường đại học; nhận được sự ưu ái của xã hội vì đã tham gia vào công tác đào tạo con người. Trong khi đó, sinh viên vừa có cơ hội thực hành, vừa bớt đi gánh nặng đầu ra vốn rất nan giải.
Một ví dụ cụ thể cho mô hình trên là Hệ thống Trường đào tạo Lập trinh viên Quốc tế Aptech. APTECH cam kết tạo việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp với thu nhập khởi điểm 60 triệu/năm. Điều này cho thấy Aptech tự tin vào chất lượng đào tạo khi có thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhờ mạng lưới đối tác chiến lược là các doanh nghiệp CNTT hàng đầu như GameLoft, Vatgia, CleverAds…, sinh viên gần như không phải lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp.
Cùng với đó, hệ thống bài giảng điện tử hiện đại kết hợp phương pháp vừa học lý thuyết vừa thực hành giúp sinh viên có cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng lập trình ngay trên giảng đường. Từ đó, họ sẽ có sẵn nền tảng kiến thức và kinh nghiệm để gửi CV thực tập hoặc xin việc tại các công ty công nghệ khác nếu muốn.
Hệ thống các Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech thường xuyên cập nhật công nghệ, đổi mới giáo trình, phương pháp dạy và học theo hướng khuyến khích sự tương tác, chủ động của sinh viên. Đội ngũ giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNTT giúp tối ưu hóa khả năng tiếp thu kiến thức và phát huy tư duy sáng tạo cho người học.
Aptech đang tuyển sinh khóa Lập trình viên Quốc tế kéo dài 2,5 năm dành cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT. Sinh viên sẽ được đào tạo tiếng Anh miễn phí và ký cam kết việc làm sau khi ra trường bằng văn bản. Độc giả có thể vào đây để đăng kí và tìm hiểu thêm.
Nguyễn Giang Anh
Các tin mới:
Sinh viên công nghệ tin chưa đáp ứng yêu cầu.
Phân biệt giữa Front End, Back End và Full Stack Developer.
Tuyến sinh 2018: CNTT vẫn giữ ngôi "vương" nhưng cửa đi vào Đại học "Top" trên đã khép.
6 điều có thể bạn chưa hiểu đúng về lập trình.
5 bí quyết để trở thành lập trình viên xuất sắc.
Các tin cũ hơn:
TOEFL và TOEIC bị từ chối ở Anh.
Nguyên Phó Chủ tịch nước: Đào tạo chi phí thấp thì không có chất lượng.
Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học... trung cấp.
Thạc sỹ a lo.
Vì sao các CEO Ấn Độ thành công.