Lập trình viên
- Hỗ trợ chuyên gia phân tích trong việc xác định các nhu cầu của khách hàng
đối với hệ thống CNTT.
- Lập ra bản thiết kế chi tiết của hệ thống.
- Chuyển đổi đặc tả yêu cầu của phần mềm hoặc dự án thành những dòng code của chương trình phần mềm.
- Thay đổi các dòng lệnh để sửa lỗi hoặc nâng cao tính năng của chương trình.
- Kiểm tra các chương trình vừa được phát triển.
- Chuẩn bị những tài liệu dùng cho việc thiết kế và phát triển chương trình.
Đây là một nghề căn bản của ngành CNTT. Lập trình viên còn có thể được gọi là
kỹ sư phần mềm, chuyên gia phát triển websites, tùy theo từng công việc cụ thể.
Để trở thành một lập trình viên thành công, bạn cần những phẩm chất sau:
- Kiến thức kỹ thuật chuyên môn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề hết sức logic.
- Có thể làm việc độc lập hay trong một nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp tốt là một lợi thế.
- Khát khao học hỏi, vì công nghệ thay đổi không ngừng.
Chuyên gia phát triển web
Đây là những lập trình viên làm việc với những ứng dụng trực tuyến:
-
Tạo ra mô hình sơ khởi của website dựa trên tiêu chí yêu cầu của khách hàng.
-
Tùy theo website, họ có thể tạo ra thêm những mẫu form tương tác, công cụ shopping online, danh sách gửi email và những chương trình trực tuyến khác.
-
Dùng những ngôn ngữ lập trình (như Java, Visual Basic, Microsoft SQL, MySQL CGI, Perl, Visual C++, C#, JSP, ASP.net, PHP, XML và DHTML) để tạo ra những chương trình và ứng dụng.
Phân tích hệ thống
- Nghiên cứu những nhu cầu của khách hàng, và xác định những yêu cầu cụ thể cho hệ thống thông qua các tài liệu/ quy trình.
- Những tài liệu này sau đó sẽ được các lập trình viên sử dụng để tạo ta những hệ thống tốt hơn.
Kiểm lỗi phần mềm và đảm bảo chất lượng
Những người này sẽ kiểm tra các phần mềm để bảo đảm rằng chúng đã được phát triển đúng như dự định và hoạt động tốt. Công việc này bao gồm việc tìm ra các lỗi trong phần mềm. Phần mềm sẽ phải trải qua nhiều loại kiểm tra. Nhiều loại công cụ thủ công và tự động có thể được sử dụng cho công việc này.
Việc đảm bảo chất lượng phần mềm có liên quan đến toàn bộ quy trình phát triển phần mềm và hướng đến việc ngăn chặn không cho các vấn đề xuất hiện. .
Chuyên gia đảm bảo chất lượng
- Giám sát và cải thiện các quy trình tạo ra phần mềm.
- Đảm bảo rằng tất cả các thủ tục, tiêu chuẩn được tuân thủ.
- Đảm bảo rằng tất cả các vấn đề đều được xác định và giải quyết.
Phân tích, thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu
Dữ liệu là trái tim của mọi ứng dụng CNTT. Các chuyên gia về dữ liệu đảm bảo rằng người dùng có thể tiếp cận và quản lí dữ liệu một cách linh hoạt, hiệu quả và an toàn.
Những chuyên gia này có nhiệm vụ:
- Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu
- Phát triển, cài đặt và vận hành cơ sở dữ liệu
- Thực hiện việc quản lí và bảo trì cơ sở dữ liệu để đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu
- Thực hiện việc kiểm tra cơ sở dữ liệu
- Đảm bảo an ninh cho cơ sở dữ liệu
Thiết kế phần mềm, tư vấn giải pháp
Đây là những vị trí cấp cao.
Kiến trúc sư phần mềm có một kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực công nghệ cụ thể.
Chuyên gia phát triển giải pháp có kiến thức về nhiều ngành công nghệ khác nhau và tổng hợp chúng lại để cho ra một giải pháp cho vấn đề của khách hàng
Chuyên gia tư vấn không chỉ có kiến thức rộng về công nghệ, mà còn hiểu sâu về một ngành kinh doanh cụ thể.
Quản trị dự án
Các lập trình viên/ kỹ sư phần mềm thường làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm gồm từ 10 đến 15 người và đứng đầu là một Trưởng nhóm. Từ hai đến ba nhóm hoặc nhiều hơn được giám sát bởi một Quản lý dự án. Các nhà quản lý dịch vụ là những quản trị viên cấp cao mà công việc là giám sát nhiều nhóm dự án và phối hợp với các nhân viên kinh doanh và khách hàng.
Một kỹ sư phần mềm có thể thăng tiến theo con đường trở thành quản lý, và trở thành các trưởng nhóm và sau đó là quản lý dự án. Hoặc họ cũng có thể tiếp tục đi sâu hơn về kỹ thuật và trở thành chuyên gia về cơ sở dữ liệu, kiến trúc sư phần mềm hay chuyên gia về những lĩnh vực chuyên sâu khác.
Viết tài liệu kỹ thuật, tài liệu đặc tả yêu cầu
người sử dụng
- Viết tài liệu hướng dẫn sử dụngcho khách hàng
- Tạo ra các tài liệu cho từng dự án, từng ứng dụng.
- Duy trì, quản lý các tài liệu để sử dụng về sau.
Hỗ trợ kỹ thuật
-
Cài đặt, bảo trì và sửa chữa máy tính, máy in, và các thiết bị khác, mạng LAN, mạng WAN.
-
Duy trì kết nối Internet.
-
Luôn có mặt đúng lúc để giải quyết các vấn đề về phần cứng và kết nối. Phần mềm và phần cứng cài đặt cho khách hàng có thể yêu cầu một số hỗ trợ như cài đặt, cấu hình, xác định và sửa lỗi, huấn luyện, tư vấn khách hàng.
Quản trị hệ thống (MIS)
Để quản lý một tổ chức, nhà quản lý cần thông tin về mọi hoạt động của nó, như doanh số, tài chính, nhân sự…Những thông tin này thường đến từ các dữ liệu và báo cáo từ mạng, hệ thống máy tính của tổ chức đó.
Một số công việc căn bản của nghề này chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên nhập liệu.
Các công việc khác
Những người làm trong ngành CNTT còn có thể làm việc trong các lĩnh vực như kinh doanh, marketing, hoặc là các giảng viên.
Ngoài ra còn có các công việc về phần cứng và mạng như quản trị mạng, quản trị hệ thống. Aptech đào tạo về Phần cứng và Mạng thông qua chương trình ACNA