Có tăng về lượng, song chất chưa ổn
Trong khoảng chục năm trở lại đây, hệ thống các trường đào tạo về CNTT tăng đáng kể. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng lớn trên cả nước đều đã có chuyên ngành đào tạo về CNTT. Thêm vào đó là một số lượng lớn các trung tâm, đào tạo CNTT phát triển theo hướng dịch vụ đóng góp một phần không nhỏ cho sự tăng trưởng nhân lực CNTT hàng năm. Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT của ta vẫn còn thiếu hụt trầm trọng, nhất là nhân lực chất lượng cao có khả năng lập trình và kĩ năng làm việc tốt.
Đây có thể coi là hệ quả của việc đào tạo còn nhiều bất cập so với nhu cầu thực tế sử dụng. Trên thực tế, các sinh viên dù được đào tạo tại các trường, các trung tâm CNTT chính quy và khá bài bản, song các kĩ năng mềm (soft skills) hoàn toàn không được chú ý trong khi nó ngày càng được các nhà tuyển dụng coi trọng và xem như là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng khá lớn tới mức độ thành công của công việc.
Rèn luyện bài bản cả kĩ năng "cứng" và "mềm", giải pháp hiệu quả
Áp dụng định hướng này từ khi thành lập, sau 10 năm, Aptech đã trở thành mô hình đào tạo CNTT thành công tại Việt Nam với tỉ lệ 95% học viên ra trường được tuyển dụng làm việc ngay.
Đầu tiên là tiên phong khởi xướng nhiều khái niệm về hoạt động đào tạo như áp dụng chuẩn chất lượng ISO trong đào tạo, đề xuất “đào tạo những gì ngành công nghiệp phần mềm cần”, “nhân lực đi trước 1 bước”. Ngay khi thành lập, Aptech đã thiết lập bộ phận giới thiệu việc làm cho học viên có chức năng là cầu nối với các doanh nghiệp, tập đoàn phần mềm và học viên.
Bên cạnh đó, hàng năm, các trung tâm đào tạo thuộc hệ thống Aptech liên tục cập nhật những công nghệ lập trình mới nhất theo tiêu chí: “Luôn đón đầu công nghệ, không chạy theo công nghệ” giúp học viên ra trường có thể làm việc ngay trên nhiều môi trường công nghệ với nhiều dòng sản phẩm. Các môn học được xây dựng theo yêu cầu chuyên môn chuẩn của các tập đoàn CNTT hàng đầu như Microsoft (MCSD), IBM, Sun, Oracle … Việc triển khai giáo trình tiến hành đồng bộ trên hơn 4.000 trung tâm đào tạo tại 54 quốc gia.
Aptech cũng đã sớm áp dụng nội dung đào tạo kỹ năng mềm (soft skills) trang bị đầy đủ các kỹ năng làm việc cần thiết cho học viên như khả năng làm việc nhóm (teamwork), quản lý thời gian, thuyết trình, giao tiếp…. Đặc biệt, với việc giảng dạy trên giáo trình bằng tiếng Anh, khả năng ngoại ngữ của học viên sau tốt nghiệp được bảo đảm để thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong các dự án outsourcing (gia công phần mềm) hoặc trong các tập đoàn toàn cầu. Các kiến thức được học và kỹ năng này được trực tiếp ứng dụng trong các dự án kết thúc học kỳ (tính trung bình, 1 học viên học khóa lập trình viên quốc tế thực hiện 4 dự án cuối kỳ, tương đương 4 kỳ học). Đề tài dự án do nhóm học viên tự đề xuất hoặc do chính doanh nghiệp đặt hàng. Do vậy, khi tốt nghiệp, học viên có thể dễ dàng dễ dàng vượt qua được những kỳ sát hạch gắt gao của các đơn vị tuyển dụng.
“50.000 học viên đã tốt nghiệp mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu của thị trường”, chủ tịch Aptech Việt Nam, TS. Lê Trường Tùng cho biết. “Sự phát triển việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, y tế… và các dự án gia công phần mềm đang đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam trong những năm gần đây đòi hỏi nguồn nhân lực lập trình viên rất lớn. Nếu nhân lực được đào tạo tốt về chuyên môn và kỹ năng thì cơ hội có một việc làm trong ngành là điều không khó”.
[Nghean-Aptech]