Tiếp theo các vụ sát nhập kinh điển năm 2008 của làng CNTT thế giới, điển hình như việc Oracle mua lại Sun để gia tăng sức mạnh công nghệ, năm 2009, ngành CNTT thế giới biến chuyển tích cực. iPhone hút hàng triệu người dùng, Facebook, Twitter hình thành đời sống online “thật” hơn bao giờ hết, Windows 7 “chào đời”…, hàng loạt các phát minh, đặc biệt các sáng tạo trong lĩnh vực CNTT, mang lại sự sinh động cho đời sống công nghệ. Qua cơn khủng hoảng, nền kinh tế thế giới dần hồi phục vào thời điểm nửa cuối năm, nhiều hãng công nghệ tái triển khai các dự án dở dang do khủng hoảng kinh tế. Những tiền đề này sẽ là nhân tố nền tảng để CNTT thế giới năm 2010 bứt phá ngoạn mục vì không chỉ là sự phục hồi, đó sẽ là phát triển với những sáng tạo mới của ngành CNTT thế giới. “Cơ hội năm 2010 đã hiện hữu”, ông Ninad Karpe, Tổng giám đốc Tập đoàn Aptech toàn cầu tổng kết, “Vấn đề là ở chỗ chúng ta có thay đổi tư duy, chiến lược của mình để nắm bắt được nó hay không”.
Trong lĩnh vực đào tạo CNTT nói riêng, dù năm 2009 là năm kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng kinh tế nhưng lĩnh vực này vẫn có bước phát triển nhất định. Với số lượng 40 trung tâm, đào tạo hơn 50.000 học viên, liên tục được người học và nhà tuyển dụng bình chọn đơn vị đào tạo CNTT số 1, Aptech Việt Nam tiếp tục nằm trong Top 5 quốc gia triển khai thành công nhất mô hình đà tạo CNTT theo hướng nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường của Aptech.
Đoàn đại biểu các Trung tâm Aptech tại Việt Nam tham dự hội nghị
Là mô hình đào tạo theo chuẩn ISO, định hướng đào tạo các công nghệ cập nhật, theo nhu cầu thị trường và đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra, hệ thống Aptech Việt Nam đã khẳng định được uy tín, chất lượng trong lĩnh vực đào tạo CNTT, với người học và nhà tuyển dụng. Aptech Việt Nam là đơn vị đào tạo dẫn đầu trong việc đào tạo kỹ năng làm việc (teamwork, quản lý thời gian…) bổ sung cho học viên, giúp họ có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp, theo đó, tỉ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp là 95%. Ngoài ra, sinh viên còn lựa chọn khác là tiếp tục học liên thống các trường Đại học quốc tế như Swirnburn, South Cross… để lấy bằng cử nhân Công nghệ thông tin.
Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về khả năng cạnh tranh về nhân lực CNTT của Việt Nam trên trường quốc tế còn rất rộng mở. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào một thương hiệu cho nhân lực của lĩnh vực CNTT nói chung, lĩnh vực nhân lực Phần mềm nói riêng.
[Aptech Vietnam]