Vậy những yếu tố nào sẽ là điều kiện tiên quyết để sinh viên tốt nghiệp có thể chinh phục nhà tuyển dụng và giành được công việc như ý muốn?
Kiến thức chuyên môn song song cùng kỹ năng mềm
Không thể phủ nhận một điều kiến thức chuyên môn là một trong những tiêu chí đánh giá ứng viên của các nhà tuyển dụng. Bất cứ một yêu cầu của nhà tuyển dụng nào cũng đều chú trọng đến yếu tố này.
Thế nhưng, ngoài những kiến thức chuyên môn tối thiểu, các nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến các yêu cầu khác. Người được tuyển chọn chưa chắc đã là người giỏi nhất nhưng nhất định phải là người phù hợp nhất.Mức lương dành cho vị trí lập trình di động được xem là cao nhất nhì ngành CNTT Việt Nam hiện nay, song việc tìm người phù hợp vẫn rất khó.
“Ra trường với tấm bằng giỏi, mình rất tự tin nộp hồ sơ vào các công ty lớn. Thế nhưng khi được nhà tuyển dụng mời đến phỏng vấn, mình lại rất lúng túng vì không biết trả lời các câu hỏi thế nào và liệu mình có phù hợp với vị trí đó hay không?”, Nguyễn Trung Phát, cử nhân ngành Kinh tế chia sẻ.
Phát chỉ là một trong số rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học gặp khó khăn, trở ngại trong câu chuyện xin việc thời khủng hoảng. Những kiến thức thu nhận được từ giảng đường đại học không đủ để các bạn có thể tự tin đứng trước nhà tuyển dụng. Kiến thức chuyên môn chỉ là một yếu tố quan trọng trong câu chuyện chinh phục ấy. Ngoài những “kỹ năng cứng” cần thiết, các bạn sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết.
Các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, phỏng vấn, thuyết trình, quản lý thời gian… sẽ giúp bạn tự tin khi đứng trước nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các yếu tố như thái độ, tinh thần làm việc cầu thị và mục tiêu công việc rõ ràng cũng luôn là điểm cộng lớn cho các ứng viên.
Ngoại ngữ và công nghệ thông tin là cầu nối giúp bạn thành công
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay, hầu như các nhà tuyển dụng đều ưu tiên những ứng viên có khả năng ngoại ngữ và kiến thức công nghệ thông tin (CNTT) cần thiết. Đặc biệt, với những công ty nước ngoài, khâu phỏng vấn của họ hoàn toàn sử dụng ngoại ngữ, nếu không thể sử dụng ngoại ngữ, bạn đã thất bại ngay từ những vòng đầu tiên.
CNTT là cầu nối giúp bạn thành công.
Không chỉ vậy, với những nhà tuyển dụng không đặt nặng vấn đề ngoại ngữ và CNTT, nếu bạn vẫn hội tụ những yếu tố này thì trong hồ sơ xin việc, bạn hoàn toàn có thể cung cấp thông tin về khả năng của mình. Chắc chắn, những ứng viên giỏi ngoại ngữ và có kiến thức CNTT sẽ được đánh giá tốt hơn, khả năng thích ứng cũng được kỳ vọng nhiều hơn. So sánh giữa hai ứng viên có cùng trình độ, khả năng như nhau thì chắc chắn lợi thế sẽ thuộc về những ứng viên có ngoại ngữ và kiến thức CNTT.
Đỗ Hoàng Tùng, tốt nghiệp Aptech Việt Nam, hiện đang là Giám đốc Trung tâm phát triển dịch vụ phần mềm, công ty EKGIS, chia sẻ: “Cá nhân tôi cho rằng, nhân lực CNTT vừa thiếu lại vừa thừa. Sinh viên tốt nghiệp ngành này nhiều nhưng nhân lực có kinh nghiệm, kỹ năng cao thì lúc nào cũng thiếu. Sinh viên muốn làm được việc cần phải có kiến thức và kỹ năng thực hành khi đang theo học”.
“Cơn khát” nhân lực CNTT
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến tình trạng các công ty chứng khoán, bất động sản, các doanh nghiệp cắt giảm, sa thải nhân viên với số lượng vô cùng lớn. Trong khi đó, ngành CNTT vẫn đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao bởi ngành này hầu như không bị ảnh hưởng bởi các cơn bão suy thoái kinh tế.
Một thông tin rất đang lưu ý, đó là, hiện nay, toàn thế giới đang thiếu khoảng 3,5 triệu kỹ sư và đến 2015, dự kiến sẽ thiếu khoảng 6 triệu kỹ sư trong lĩnh vực CNTT. Ngay tại Việt Nam, chỉ riêng Hà Nội đến 2020, số nhân lực CNTT cần thiết cũng lên tới 700.000 người (theo Dự thảo Quy hoạch phát triển CNTT TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 của UBND thành phố Hà Nội). Cơ hội việc làm cho những bạn trẻ đam mê CNTT là rất lớn.Đức Thiện trong cuộc thi nấu ăn tại Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam.
Tại FPT Software, hiện nay công ty có hơn 4.000 người đang làm việc
và từ nay đến năm 2015, công ty cần tuyển dụng thêm khoảng 9.000 người.
Đào tạo chuyên ngành CNTT với giáo trình chuyển giao từ Aptech Ấn Độ, đội ngũ giảng viên được tuyển lựa khắt khe, Aptech Việt Nam mang đến cho sinh viên những kiến thức chuẩn nhất, được cập nhật những công nghệ mới nhất như điện toán đám mây, Window 8, lập trình di động… Bên cạnh đó, người học còn được tham gia vào những chương trình rèn luyện kỹ năng mềm, ngoại ngữ đạt chuẩn, thu thập kinh nghiệm thông qua những dự án phần mềm trong nước và quốc tế. Những yếu tố ấy sẽ là chìa khóa để sinh viên Aptech có thể chinh phục nhà tuyển dụng và giành thành công.
Hiện tại, Tập đoàn Aptech toàn cầu đang triển khai quỹ học bổng Vươn cao cùng Aptech 2013. Với tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đồng, toàn bộ sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên khắp Việt Nam có cơ hội đạt được học bổng ở mức 40 triệu, 20 triệu, 12 triệu, 6 triệu cho một khóa học lập trình viên quốc tế tại Aptech Việt Nam.
Điều kiện nhận học bổng: Sinh viên phải trải qua 1 kỳ thi Toán logic và tiếng Anh (điểm tối đa 45 điểm). Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 1 lần trong suốt thời gian diễn ra chương trình học bổng.
Thời gian chương trình: Tháng 4 và 5/2013.
Thông tin chi tiết tại đây.
Theo zing.vn