TBVTSG: Ông có thể cho biết sơ lược về chiến lược toàn cầu mới của IBM ?
Ông Hemant Shah: Chiến lược toàn cầu của IBM là định hướng mới về sản phẩm và đối tác nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh mới từ sự phát triển của ngành công nghệ thông tin (CNTT) và môi trường kinh doanh toàn cầu. Một phần quan trọng của chiến lược này là cung cấp các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, dễ sử dụng, an toàn… Hệ thống máy chủ của trung tâm sẽ gọn nhẹ và có mức tiêu thụ điện năng ít hơn nhờ được tích hợp chip có tính năng cao. IBM cũng đã giới thiệu phần mềm quản lý năng lượng mới để giúp người sử dụng tối đa hóa hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như kiểm tra tiến trình tiết kiệm năng lượng trong hệ thống CNTT.
Chiến lược toàn cầu của IBM là định hướng mới về sản phẩm và đối tác nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh mới từ sự phát triển của ngành công nghệ thông tin (CNTT) và môi trường kinh doanh toàn cầu. Một phần quan trọng của chiến lược này là cung cấp các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, dễ sử dụng, an toàn… Hệ thống máy chủ của trung tâm sẽ gọn nhẹ và có mức tiêu thụ điện năng ít hơn nhờ được tích hợp chip có tính năng cao. IBM cũng đã giới thiệu phần mềm quản lý năng lượng mới để giúp người sử dụng tối đa hóa hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như kiểm tra tiến trình tiết kiệm năng lượng trong hệ thống CNTT.
TBVTSG: Phải chăng, thông qua trung tâm dữ liệu doanh nghiệp này, IBM thể hiện một tầm nhìn mới về xu hướng CNTT, thưa ông ?
Ông Hemant Shah: Đúng vậy. Mô hình này là tầm nhìn mới của IBM về xu hướng CNTT từ hai đến năm năm tới. Do thực tế đang biến động nhanh nên IBM khó có thể đưa ra được những nhận định về công nghệ một cách dài hơi. Sở dĩ IBM có tầm nhìn mới này là do thấy được trên thực tế các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ đang phải đối mặt với tình hình lạm phát, khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu khiến chi phí đầu tư tăng cao và đang cần tìm biện pháp đầu tư CNTT hữu hiệu. Làm sao để hệ thống CNTT sử dụng năng lượng ít hơn, có tính ổn định cao hơn ; làm sao để bộ phận CNTT trở thành một bộ phận dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp ; làm sao để CNTT có mối quan hệ gắn kết với kinh doanh hay có vai trò ngang bằng bộ phận kinh doanh... là mục đích hướng đến.
Bộ phận CNTT hiện phải đưa ra được những ứng dụng dịch vụ đáp ứng đúng những yêu cầu của hoạt động kinh doanh, trong khi trước đây CNTT chỉ tham gia trong doanh nghiệp với vai trò bổ trợ cho bộ phận kinh doanh. Giờ đây, bộ phận CNTT phải giúp biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Do đó, CNTT phải có tính uyển chuyển trong việc cung cấp các ứng dụng để đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường.
Ông Hemant Shah
|
|
TBVTSG: Vậy mô hình của IBM có khác biệt gì so với trung tâm dữ liệu doanh nghiệp trước đây không ?
Ông Hemant Shah: Mô hình của IBM có sáu lớp hạ tầng cơ sở, trong đó có thông tin, quy trình, ứng dụng, tổ chức, tầm nhìn… Trong khi mô hình trung tâm dữ liệu doanh nghiệp kiểu cũ chỉ có hai lớp. Hơn nữa, trung tâm dữ liệu doanh nghiệp kiểu mới này còn tích hợp nhiều công nghệ mới như công nghệ điện toán đám mây, công nghệ Web 2.0 (cho độ tương tác cao giữa người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ)...
TBVTSG: Đâu là thị trường trọng tâm của giải pháp trung tâm dữ liệu doanh nghiệp mới này, thưa ông ?
Ông Hemant Shah: Chiến lược toàn cầu hóa của IBM đang hướng mạnh tới việc phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nền kinh tế đang phát triển – nơi mà IBM xác định là thị trường trọng tâm chiến lược của mình trong tương lai. Và theo nghiên cứu của IDC, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang vượt qua các doanh nghiệp lớn để trở thành nhóm khách hàng trọng tâm của các sản phẩm, giải pháp CNTT. Mặc dù mức chi tiêu tuyệt đối cho CNTT của một doanh nghiệp nhỏ không thể so sánh được với một doanh nghiệp lớn, nhưng tổng chi tiêu của khối doanh nghiệp này chiếm đến 34% tổng chi tiêu về CNTT toàn cầu.
TBVTSG: Ông có thể cho biết, IBM đã gặt hái gì từ mô hình này ?
Ông Hemant Shah: Mô hình này đã được IBM triển khai thử nghiệm trong nội bộ trong một thời gian dài và mới bắt đầu cung cấp cho một số doanh nghiệp trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đánh giá hiện trạng CNTT, tìm hiểu xem nhu cầu về CNTT ở mức nào, cần triển khai gì và đích đến ra sao… để tiến tới triển khai mô hình này. Vì thế, việc triển khai trung tâm dữ liệu doanh nghiệp kiểu mới này phải được làm từng bước.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã bắt đầu hiểu được vai trò của CNTT, đang định hướng và chuẩn bị đầu tư thay đổi. Việt Nam đi sau nên có lợi thế về việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Thông qua chuỗi sự kiện được tổ chức tại Việt Nam, IBM sẽ có những biện pháp giúp các doanh nghiệp có tầm nhìn toàn diện về xu hướng đầu tư CNTT trong tương lai. Khi doanh nghiệp đã có những dự án cụ thể, IBM sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp. Dự kiến sẽ có nhiều khách hàng lớn cho giải pháp này tại Việt Nam thuộc khối chính phủ, tài chính, viễn thông… Hiện đã có khách hàng thương thảo về giải pháp này và dự kiến năm 2009 sẽ triển khai.
Vân Ly thực hiện
(theo Thời Báo Vi Tính Sài Gòn)