Bill Gates từ lâu đã được ngưỡng mộ và lắng nghe bởi sự giàu có của ông, khả năng của ông xây dựng một trong những công ty thành công nhất Microsoft và những đóng góp của ông với cuộc cách mạng máy vi tính. Nay ông đang dành hầu hết thời gian của mình với tư cách là đồng Chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation cho một vai trò mới: định dạng tư duy của thế giới về làm thế nào đấu tranh với các vấn đề xã hội một cách tốt nhất.
Hôm 26/1 vừa qua, Gates đã công bố báo cáo tiến bộ hàng năm về các dự án của Quỹ và kêu gọi các chính phủ, cá nhân giàu có hành động giúp người nghèo trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong lá thư của mình, Gates cảnh báo rằng khủng hoảng tài chính sẽ có thể không sớm kết thúc trong vòng một, hai năm nhưng ông tỏ rõ sự tự tin rằng các vấn đề khó khăn sẽ ở lại phía sau chúng ta trong vòng 5 đến 10 năm.
“Một lý do chính là sự sáng tạo ở mỗi lĩnh vực – từ phần mềm cho đến khoa học vật liệu, di truyền học và thế hệ năng lượng mới – đang tiến về phía trước với tốc độ có thể đem lại những tiến bộ thực sự trong việc xử lý các vấn đề tồn tại. Những sáng tạo này sẽ giúp cải thiện thế giới và phục hồi nền kinh tế toàn cầu”, Gates viết.
Gates cảnh báo “những người chịu ảnh hưởng nhất (từ cuộc khủng hoảng kinh tế) là những người nghèo nhất”. Chính bởi vậy, tại Davos, Thụy Sĩ (nơi tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế thường niên, ông dự định cám ơn các chính phủ, doanh nhân vì tăng cường đóng góp cho nền y tế toàn cầu và phát triển kinh tế trong 5 năm qua. Song ông nói cũng sẽ thúc giục họ tiếp tục giữ các cam kết.
Mặc dù vốn để lại của Quỹ Gates mất 20% giá trị trong năm ngoái, Gates vẫn sẽ tăng lượng tiền cho Quỹ từ 3,3 tỷ USD năm ngoái lên 3,8 tỷ USD trong năm 2009. Bạn của Gates, tỷ phú Mỹ Warrent Buffettnăm 2006 đã cam kết tặng Quỹ Gates 83% tài sản của mình. Đến nay, ông đã hiến tặng 5 tỷ USD.
Cùng với việc tăng vốn cho các dự án, Gates kêu gọi các chính phủ, những người giàu có tiếp tục cho nhiều hơn nữa, bằng không khi ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế thì thế giới sẽ thậm chí bất bình đẳng hơn, việc tiếp cận y tế và giáo dục không công bằng hơn và ít cơ hội cho người nghèo cải thiện cuộc sống.
Hà Lan
(theo BusinessWeek)