Thách thức của điện toán đám mây
Posted: 12/8/2010.
Khác với môi trường điện toán truyền thống, điện toán đám mây đang mở ra nhiều cơ hội mới nhưng kèm theo đó là những thách thức mà các nhà quản lý phải nắm rõ để vận hành hệ thống được trơn tru. Điện toán đám mây đang trở thành đích đến của nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt có liên quan tới mảng trung tâm dữ liệu.
Theo ông CK Lam, Giám đốc Tiếp thị các Giải pháp Doanh nghiệp, Juniper Networks Châu Á - Thái Bình Dương, các nhà quản trị mạng cần hiểu rằng trong điện toán đám mây, băng thông mạng luôn được tận dụng tối ưu ở hầu hết thời điểm. Chính vì vậy sẽ luôn có những thách thức trong việc quản lý một môi trường có độ ảo hóa cao và những tác động của chúng tới kiến trúc mạng. Quản trị mạng nên có kế hoạch để đơn giản kiến trúc mạng, chia sẻ hạ tầng mạng với công nghệ ảo hóa, bảo mật môi trường của họ và triển khai những công cụ giúp tự động hóa quy trình quản lý môi trường trung tâm dữ liệu ảo hóa.
Trong môi trường điện toán truyền thống, nhiều cấu phần phần mềm và các quy trình dựa vào hệ thống thiết bị tại chỗ. Trong một môi trường điện toán đám mây, hầu hết mọi thứ được vận hành từ một máy chủ hoặc nhiều máy chủ trong trung tâm dữ liệu nơi bạn tương tác cụ thể với chúng qua một trình duyệt. Điều này đặt ra ngày càng nhiều yêu cầu đối với hệ thống mạng hiện thời cũng như hạ tầng bảo mật.
Hạ tầng mạng hiện tại được thiết kế và xây dựng cách đây cũng khoảng gần 2 thập kỷ. Kiến trúc chuyển mạch 3-lớp phổ dụng này là hiệu quả ở thời điểm khi hầu hết các dữ liệu được tập trung trong một bộ chuyển mạch đơn nhất trong một môi trường khách-chủ nơi các hệ thống mạng tương đối nhỏ và được thiết kế theo quy tắc 80/20 (80% luồng dữ liệu có thể nằm trong bộ chuyển mạch (switch) và 20% luồng dữ liệu có thể nằm ở bên ngoài).
Điều không may là kiến trúc này hiện vẫn còn được sử dụng trong nhiều hệ thống mạng trung tâm dữ liệu hiện nay. Các ứng dụng ngày nay như Web 2.0 hay kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) hiện chiếm đa số luồng dữ liệu chuyến tiếp server-tới-server, chiếm tới 75% luồng dữ liệu chuyển tiếp trong kiến trúc chuyển mạch 3-lớp. Kiến trúc này gây ra độ trễ lớn và chi phí cao để xây dựng hay bảo trì.
Thông thường có rất ít lý do để chuyển từ đám mây cá nhân sang đám mây công cộng trừ phi công ty muốn tiêu tốn tiền bạc. Các doanh nghiệp triển khai đám mây cá nhân là bởi họ muốn thụ hưởng các lợi ích mà điện toán đám mây mang lại, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí nhờ việc chia sẻ các ứng dụng và hạ tầng. Một trong những vấn đề quan trọng cần lưu ý là bảo mật, điều ngày càng trở thành một yếu tố trọng yếu trong môi trường đám mây công cộng.
Tại Việt Nam, chương trình đào tạo ACCP i10 của Trường đào tạo lập trình viên quốc tế Nghean-Aptech sẽ giúp các bạn trẻ đam mê công nghệ tiếp cận gần hơn với điện toán đám mây. Trong chương trình mới này sẽ có 2 môn dành riêng cho điện toán đám mây cho kỳ 2 và 3. Ở kỳ 2, các bạn sẽ được làm quen với “đám mây” thông qua môn: Introduction to Cloud Computing. Kỳ 3 là lúc mọi người được học và ứng dụng điện toán đám mây với một môn khá lớn: Working with Cloud Computing.
Đây là chương trình mới được đưa vào đào tạo bắt đầu từ năm 2010 nhằm giúp các bạn sinh viên đang theo học tại Aptech tiếp cận ngay với các ứng dụng hiện đại của nền công nghệ tiên tiến trên thế giới. Aptech là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo các ứng dụng về điện toán đám mây tại Việt Nam.
Canh Nguyễn
Các tin mới:
Java đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Big Data và IoT.
Top 8 xu hướng phát triển web hàng đầu năm 2019.
5 ngôn ngữ lập trình tốt nhất dành cho phát triển AI.
Laravel, framework số 1 trong danh sách 5 PHP framework tốt nhất.
Java là gì. Tại sao bạn nên học lập trình Java..
Các tin cũ hơn:
Quản trị rủi ro trong dự án phần mềm.
Kiến trúc Model-View-Presenter trong .NET.
Ứng dụng điện toán đám mây tại các quốc gia trên thế giới.
Cài đặt các ứng dụng web với Windows Web Platform.
Nhiều web Việt bị Google cảnh báo dính mã độc.