Bài viết này sẽ nói về 5 điểm mới rất đáng giá trong PHP 7.
1. PHP 7 cho tốc độ nhanh hơn 2 lần PHP 5
Tốc độ trong PHP 7 được cải thiện đến đáng kinh ngạc khi nó nhanh hơn PHP 5 ít nhất 2 lần, nếu bạn biết tối ưu thì nó còn nhanh hơn nữa, có thể lên đến 3-4 lần. Bảng benmark tốc độ dưới đây sẽ cho bạn thấy điều đó, khi test thử trên 2 CMS nổi tiếng đó là Drupal và WordPress, chưa cần tối ưu gì tốc độ cũng đã nhanh hơn 2 lần, đặc biệt hiện có 25% các trang web đang chạy trên WordPress, đây là điều tuyệt vời cho tất cả mọi người.
2. PHP 7 cho phép khai báo kiểu của biến
Tính năng này trong PHP7 gọi là Tyle Declarations, nó cho phép khai báo kiểu của biến thay vì để PHP tự động quyết định kiểu như trước kia. Trước PHP 7 nó vẫn bị chê là ngôn ngữ không chặt chẽ, weak typed language nhưng với tính năng này bạn có thể sử dụng để ràng buộc biến vào một kiểu dữ liệu cụ thể nào đó giúp cho code của mình dễ đọc hơn.
Ở PHP 5, bạn cũng có thể sử dụng tính năng type hint để chỉ định kiểu dữ liệu mong muốn của một tham số khi khai báo hàm, phương thức nhưng tất cả chỉ dừng lại ở khai báo. Khi bạn gọi hàm này, PHP sẽ kiểm tra xem các tham số có đúng với kiểu đã chỉ định hay không. Nếu không, trình biên dịch sẽ thông báo lỗi và chương trình sẽ được tạm dừng, Type hint của PHP 5 không những bị giới hạn chỉ sử dụng trong khai báo hàm mà còn bị giới hạn 2 kiểu đó tên class hoặc 1 mảng thôi, dưới đây là một ví dụ:
function enroll(Student $student, array $classes) {
foreach ($classes as $class) {
echo "Enrolling " . $student->name . " in " . $class;
}
}
enroll("name",array("class 1", "class 2")); // Catchable fatal error: Argument 1 passed to enroll() must be an instance of Student, string given enroll($student,"class");
// Catchable fatal error: Argument 2 passed to enroll() must be of the type array, string given
enroll($student, array("class 1", "class 2"));
Ví dụ với hàm enroll() ở trên, chúng ta có thể chỉ định tham số đầu tiên là một student object và tham số thứ hai là một mảng các class. Nếu cố tình truyền vào một chuỗi thay vì một đối tượng, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi, nếu chúng ta chỉ truyền vào 1 class thay vì một mảng các class chúng ta cũng sẽ nhận được thông báo lỗi. Hãy xem thêm một ví dụ dưới nữa:
function stringTest(string $string) {
echo $string;
}
stringTest("definitely a string");
Nếu như đoạn code trên chạy trên PHP 5 nó sẽ báo lỗi vì như mình đã nói ở trên, type hint trong php5 chỉ cho phép 2 kiểu đó class và array, truyền như trên là bạn truyền theo kiểu string rồi nghĩa là kiểu dữ liệu của biến là kiểu chuỗi nhưng php5 nó hiểu cái hàm này là truyền vào một đối tượng thuộc class string.
Scalar Type Hints
Ở mục 2, mình có nói type hint trong PHP 5 chỉ có 2 kiểu đó là class và array nhưng trong PHP 7, nó đã bổ sung thêm nhiều kiểu nữa đó là integer, float, string, bool. Với tính năng này, PHP đã không còn bị mang tiếng là ngôn ngữ không chặt chẽ nữa rồi, tuy nhiên để sử dụng được Scalar Type Hints bạn phải bật chế độ strict mode, mình sẽ nói ở dưới, với Scalar Type Hint trong PHP 7, giúp code chúng ta viết được chặt chẽ hơn và dễ đọc hơn. Nói gì thì nói cũng phải có ví dụ :
function getTotal(float $a, float $b) {
return $a + $b;
} getTotal(2, "1 week"); // int(2) được chuyển thành float(2.0) và chuỗi “1 week” được chuyển thành float(1.0) nhưng bạn sẽ nhận được thông báo “Notice: A non well formed numeric value encountered”
//returns float(3)
getTotal(2.8, "3.2"); // chuỗi "3.2" chuyển thành float(3.2)
//returns float(6)
getTotal(2.5, 1); // int(1) chuyển thành float(1.0)
//returns float(3.5)
Khi chế độ Strict Mode được bật, nếu tham số truyền vào là string, trong khi chúng ta khai báo là float, nó sẽ báo lỗi Fatal error: Uncaught TypeError: Argument 2 passed to getTotal() must be of the type float, string given.
Nếu bạn truyền vào là một số kiểu int, PHP sẽ thực hiện một thủ tục gọi là “mở rộng (widening)” va nó sẽ tự thêm vào “.0” vào cuối để thành kiểu float.
PHP 7 cho phép khai báo kiểu trả về
Nếu bạn đã từng lập trình với các ngôn ngữ như C, C++, Java, … thì chắc sẽ quen với cú pháp khai báo hàm đó là khai báo kiểu trả về của hàm trước tên hàm. Trong PHP 7 trở về đước thì nó không như thế mà bạn có thể trả về bất cứ kiểu dữ liệu nào bạn muốn, điều này nhiều khi vô tình làm cho hàm của chúng ta không được chặt chẽ, do đó PHP 7 đã bổ sung tính năng cho phép khai báo kiểu trả về của hàm, nếu kiểu trả về sai so với khai báo, nó sẽ sinh ra lỗi. Để chỉ định kiểu trả về cho hàm, bạn chỉ cần khái báo thêm dấu hai chấm và theo sau là kiểu trả về ngay sau tên hàm, trước dấu ngoặc nhọn, ví dụ:
function getTotal(float $a, float $b) : float {
Lưu ý: Non-strict Int trong PHP 7
Nếu chúng ta chỉ định kiểu trả về là kiểu int nhưng bật chế độ strict mode thì coi như là chúng ta chưa chỉ định kiểu trả về, do đó nếu khai báo kiểu trả về là int thì bạn cần khai báo chế độ strict mode (declare (strict_types=1))
Strict-int:
Nếu trong hàm bạn chỉ định kiểu dữ liệu của biến là float nhưng kiểu trả về lại là kiểu int và có bật chế độ strict mode thì PHP sẽ báo lỗi, do đó bạn cần phải ép kiểu, xem ví dụ sau:
declare(strict_types=1);
function getTotal(float $a, float $b) : int {
// return $a + $b; // Fatal error: Uncaught TypeError: Return value of getTotal() must be of the type integer, float returned return (int)($a + $b); // ép kiểu float thành int
}
getTotal(2.5, 1); // đổi int(1) thành float(1.0) và trả về int(3)
3. Toán tử mới
Spaceship Operator
PHP 7 cung cấp thêm một số toán tử mới, đầu tiên đó là spaceship operator (< = >), trông nó giống cái tàu con thoi nên họ đặt tên thế. Đây là toán tử so sánh 2 giá trị, để hiểu rõ hơn mời bạn xem ví dụ sau đây:
$compare = 2 <=> 1
2 < 1 ? return -1
2 = 1? return 0
2 > 1? return 1
Toán tử này viết bắt đầu bắng dấu nhở hơn, tiếp là dấu bằng và dấu lớn hơn (<=>), toán tử sẽ kiểm tra nếu 2 giá trị bằng nhau nó sẽ trả về 0, nếu giá trị bên trái nhỏ hơn giá trị bên phải, trả về -1, còn giá trị bên trái lớn hơn bên phải nó sẽ trả về 1
Null Coalesce Operator
Một toán tử mới khác đó là Null Coalesce, rất hữu ích khi bạn muốn kiểm tra một giá trị có phải là NULL hay không, toán tử này sẽ trả về giá trị bên trái nếu nó không phải NULL, ngược lại nó sẽ trả về bên phải, cách viết toán tử này đó là 2 dấu hỏi chấm ??
$name = $firstName ?? "Guest";
Ở ví dụ trên, biến $name sẽ nhận giá trị của biến $firstName nếu nó không NULL, ngược lại biến $name sẽ nhận giá trị “Guest”.
Trước PHP7, để làm thế này bạn phải viết như sau:
if (!empty($firstName)) $name = $firstName;
else $name = "Guest";
Toán tử này còn thế dùng với nhiều giá trị, trong ví dụ sau nó sẽ kiểm tra từ trái qua phải xem giá trị nào không NULL thì nó sẽ lấy giá trị đó gắn cho biến $name
$name = $firstName ?? $username ?? $placeholder ?? “Guest”;
4. Easy User-land CSPRNG
Easy User-land CSPRNG là cái gì?
User-land là một khái niệm liên quan tới không gian làm việc của ứng dụng, phần mềm với các nhân của hệ thống và được bảo vệ bởi các quyền riêng, nó ám chỉ tới các đoạn code mà chạy bên ngoài của hệ thống ví dụ như PHP là một phần mềm bên ngoài được cài vào hệ thống và nó hoạt động không liên quan gì tới nhân của hệ điều hành, đó là user-land. PHP 7 sử dụng một khái niệm đó là CSPRNG (Cryptographically Secure PseudoRandom Number Generator)
Bạn có thể thấy trong PHP5 có một số hàm random như rand(), đây là hàm tạo ra các số ngẫu nhiên, tuy nhiên user-land của hàm này chỉ nằm trong phạm vi của PHP mà thôi, do đó nó có thể dễ dàng bị hack, việc bảo mật các hàm random này là rất quan trọng. Trong PHP 7, những hàm random này sử dụng interface của hệ thống cho việc random, nghĩa là user-land của nó không còn nằm trong PHP nữa mà nằm trong nhân của hệ thống, như vậy cho dù PHP có bị hack thì cũng rất khó hack vào hệ thống, đặc biệt khi mà những hàm random này được dùng cho việc random mật khẩu.
Ngoài ra PHP 7 có thêm 2 hàm random mới đó là random_int và random_bytes.
Random Bytes
Khi sử dụng random_bytes, bạn cung cấp một tham số duy nhất đó là độ dài của chuỗi sẽ được trả về, hàm này sẽ trả về một chuỗi chứa các byte ngẫu nhiên được mã hoá an toàn. Nếu bạn sử dụng hàm bin2hex() bạn sẽ nhận được các số dạng như số thập phân.
$bytes = random_bytes(5); // length in bytes
var_dump(bin2hex($bytes));
Những số này không phải là số nguyên, do đó nếu muốn bạn phải dùng hàm random_int
Random_int
Khi sử dụng hàm này bạn phải cung cấp 2 tham số min và max, nó sẽ trả về số ngẫu nhiên trong khoảng min, max này, ví dụ:
random_int(1,20);
Nếu bạn vẫn đang sử dụng hàm rand() của PHP5, hãy chuyển sang hàm random_int để được bảo mật hơn.
5. Error Handling
Tính năng tiếp theo mà theo mình là rất hữu ích trong PHP7 đó là Error Handling. Fatal Error là lỗi rất phổ biến trong PHP5 và được coi là lỗi chết người và chương trình dịch buộc phải dừng việc biên dịch lại. Đôi khi nó còn xuất hiện màn hình trắng xoá rất dễ gây nhầm lẫn tới người dùng. Trong PHP 7, xử lí ngoại lệ được cải thiện, một exception sẽ sinh ra khi lỗi Fatal xảy ra, trong PHP 5 thì nó chỉ dừng chương trình lại thôi còn PHP 7 ngoài việc dừng chương trình nó còn sản sinh ra exception.
Trong PHP 7, Xử lí lỗi và xử lý ngoại lệ được ứng dụng một class mới đó là Throwable, chi tiết về cái này bạn search Google nhé.
Type Error
Một tính năng mới trong việc xử lí lỗi đó là Type Error. Đây là một instance của lớp Throwable và nó sẽ sinh ra khi tham số truyền vào hàm không đúng với kiểu dữ liệu đã khai báo, mời xem bạn xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn:
return $left + $right;
}
try {
echo add('left','right');
} catch (\TypeError $e) {
echo $e->getMessage(), "\n";
// Argument 1 passed to add() must be of the type integer, string given
}
Parse Error
Đây cũng là một instance của lớp Throwable và nó sẽ sinh ra khi bạn include/require file trong PHP hoặc khi sử dụng hàm eval() mà chứa lỗi cú pháp, bạn xem ví dụ sau sẽ hiểu:
try {
$result = eval("var_dup(1);");
} catch (\Error $e) {
echo $e->getMessage(), "\n";
//Call to undefined function var_dup()
}
try {
require 'file-with-parse-error.php';
} catch (ParseError $e) {
echo $e->getMessage(), "\n";
//syntax error, unexpected end of file, expecting ',' or ';'
}
Một tình huống khá phổ biến đó là khi chúng ta thiết kế trang đăng nhập, và bạn muốn kéo một file nào đó vào sau khi người dùng đăng nhập, nếu như file này có vấn đề nó sẽ thông báo cho chúng ta biết file này cần được sửa, nếu không có Parse Error, chúng ta có thể không biết lỗi này do đâu. Tóm lại Error and Exception trong PHP 7 đã được cải thiện rất nhiều để giúp các lập trình viên code hiệu quả hơn.
Kết luận
Có rát nhiều tính năng mới được thêm vào PHP 7 nhưng mình không thể liệt kê hết ra trong bài này được, bạn có thể tự search Google hoặc đọc tài liệu PHP Manual. Có thể kể ra một vài cái hay như:
PHP 7 cho phép tạo ra các biểu tượng emotion chuẩn của Unicode như
echo "\u{1F60D}";
Ngoài ra, PHP 7 còn gỡ bỏ đi khá nhiều hàm cũ như các hàm mysql, exec, do đó nếu bạn đang nâng cấp từ PHP 5 lên PHP 7 thì hãy cẩn thận một số hàm cũ không dùng được, các này bạn có thể tìm hiểu thêm trên trang Docs của PHP Manual. Bài dài rồi, mình xin kết thúc tại đây, cảm ơn bạn đã đọc đến đây :D, có gì cần giải đáp thì liên hệ mình qua Facebook nhé.
Theo Vietnamlab