Ngành công nghiệp IT là một ngành công nghiệp lớn. Trong hơn 50 năm qua, CNTT đã và đang tiếp tục phát triển.
CNTT chia ra làm hai lĩnh vực chính: phần cứng và phần mềm. Phần mềm bao gồm các sản phẩm và dịch vụ. Các sản phẩm phần mềm được đóng gói hoặc được sản xuất bởi các công ty dịch vụ phần mềm. Đa số các công ty dịch vụ phần mềm lập trình theo yêu cầu của các công ty khách hàng (gia công phần mềm).
CNTT là một ngành công nghiệp toàn cầu: Trong năm 2007, chi tiêu cho IT trên toàn thế giới được ước tính là 1.7 nghìn tỷ đôla.
Phần mềm hiện nay là một phần thiết yếu của cuộc sống. Những ứng dụng sử dụng phần mềm phổ biến (như hóa đơn điện tử) xuất hiện hàng ngày xung quanh ta. Nó giúp cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Một vài ngành sử dụng rộng rãi CNTT như Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, Viễn thông. Một vài phần mềm sử dụng phổ biến trong kinh doanh như ứng dụng cơ sở dữ liệu, ERP (quản lý tổng thể doanh nghiệp), tài chính kế toán, tự động hóa, các ứng dụng văn phòng (spreadsheet, word processing), CAD/ CAM, .v.v.
Phần mềm được phát triển cho nhiều thiết bị và nền tảng (hệ điều hành) khác nhau như máy tính, Web, mobiles, iPhones & thiết bị games.
Phần mềm là tập hợp của nhiều dòng mã lệnh (code), mỗi một dòng lệnh là một tập cấu trúc logic máy tính. Có nhiều ngôn ngữ lập trình để viết ra các dòng lệnh như C++, Java, ASP, ...
Những ngày đầu trong thập niên 1960, các chương trình thường nhỏ, nếu một chương trình có 10.000 dòng được coi là phần mềm lớn. Sau đó, các chương trình được phát triển lớn hơn. Phần mềm phục vụ cho chương trình thám hiểm mặt trăng của NASA chạy trên hàng triệu dòng mã lệnh.
Các chương trình phần mềm sau khi được hoàn chỉnh, phải thường xuyên chỉnh sửa và debug lỗi.
-
Qui mô ngành CNTT ở Ấn Độ: CNTT ở Ấn Độ là ngành phát triển cực kỳ nhanh vơi qui mô lớn: Có 2 triệu người làm việc trong ngành này. Trong đó, hơn 1.5 tiệu làm việc ở nước ngoài cho các công ty CNTT, phần còn lại làm ở thị trường trong nước.
-
Gia công phần mềm theo dạng "đánh bắt xa bờ"(Offshoring): Các công ty IT ở Ấn Độ đã đi tiên phong trong mô hình gia công phần mềm (‘offshore’ model). Vì thế, thay vì phải làm việc tại các công ty ở nước ngoài, các công ty này đã thiết lập các quy trình để các phần mềm thực hiện tại Ấn Độ. Khi đó, chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với các công ty khác. Hiện nay, thị trường lớn nhất là Mỹ.
-
Các công ty hàng đầu: Các công ty nổi tiếng ở Ấn Độ trong lĩnh vực này là Infosys, TCS, Wipro & HCL Technologies. Các công ty phần mềm đa quốc gia như IBM, HP & Cognizant cũng có mặt ở Ấn Độ và phát triển rất mạnh ở đây.
Thực tế, theo ước tính có khoảng 8.000 công ty CNTT ở Ấn Độ. Ngoài ra cũng có hàng ngàn công ty khác, không phải công ty về IT ở Ấn Độ và hầu hết trong số các công ty đó đều có bộ phận IT dù nhỏ hay lớn.
Mỗi năm, người được tuyển dụng trong ngành CNTT là các sinh viên tốt nghiệp đại học. Trong năm 2009, Infosys đã tuyển dụng 20.000 các Lập trình viên với một mức lương rất cao (trên 50.000 USD/năm). Các công ty lớn khác cũng đang thuê với số lượng lớn.
Nếu bạn có hứng thú với nhũng thử thách, vấn đề thì CNTT là một lĩnh vực tuyệt vời để làm việc.
Brijesh Shirodkar đã làm việc trong IT & các lĩnh vực liên quan đến IT đến nay được 6 năm. Hiện nay, ông là một chuyên gia tư vấn Cognizant Technology Solutions. Cảm nhận của ông về IT như sau:
- CNTT là một nghề có nhiều cơ hội kiếm được mức lương tốt so với các ngành công nghiệp khác.
- Nhiều cơ hội đi du lịch ở nước ngoài tìm việc làm ở bất cứ đâu trên thế giới.
- Có tầm nhìn toàn cầu về văn hóa và tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới trong hoạt động của các công ty IT. Ngoài ra, các công ty IT có các nhân viên đầy nhiệt tình và vui vẻ?
- Công nghệ tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh, cung cấp nhiều cơ hội lớn về việc làm.
*Cognizant là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về Công nghệ thông tin, tư vấn & Business Process Outsourcing.
Ngành công nghiệp CNTT rất lớn và đang phát triển. Hầu hết các chuyên gia CNTT làm việc trong môi trường thoải mái. Họ chủ yếu làm việc về CNTT, viễn thông, ngân hàng …
Để trở thành chuyên gia về CNTT, cần có những kỹ năng sau:
- Khả năng suy luận logic
- Khả năng về kỹ thuật số
- Tư duy dáng tạo
- Khả nảng giải quyết vấn đề
- Luôn luôn cập nhật các công nghệ mới
- Kỹ năng giao tiếp là một điểm lợi thế
Có rất nhiều công việc trong ngành CNTT.