Thành công không hề dễ dàng hay đơn giản. Thậm chí ngay cả thời điểm tốt nhất, công sở tràn ngập điều kiện làm việc thay đổi, mánh khóe quyền lực và giới hạn dành cho sự thăng tiến. Và tất cả những điều này không phải là thời điểm tốt.
Thế nhưng cũng có nhân viên IT được chú ý theo đúng bản chất của mình mà không cần phải dựa vào mánh khóe gì cả. Vậy đâu là những bí mật đằng sau thành công của họ? Làm thế nào một số lãnh đạo IT tỏa sáng?
Ngoài những điều cơ bản – năng lượng, lòng nhiệt thành, đam mê cho công việc - theo các nhà tuyển dụng và các Giám đốc thông tin (CIO), có 4 cách cư xử sau đây có thể đẩy bật thành công của bạn.
Hãy đối xử tốt với người dùng cuối (end users)
Đầu tiên và quan trọng nhất: Nếu bạn muốn tiến về phía trước, đừng khiến cho người khác cảm thấy họ ngu ngốc. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng IT, những người mà kiến thức chuyên môn kỹ thuật cũng có thể tạo ra mối nguy hiểm đó.
Theo John Murphy, CIO của Hard Rock Hotel & Casino, Biloxi, Miss., “Những người ngoài IT không cần phải hiểu từ chuyên môn kỹ thuật, vì vậy bạn cần phải trình bày thông tin theo cách mà họ hiểu và những gì có thể đem lại cho công ty.” Khả năng đó của Murphy đã giúp ông nằm trong ban điều hành với những cộng sự loại C khác. “Tôi có thể diễn giải các thông tin kỹ thuật cho họ theo cách mà họ hiểu và hòa nhập vào theo cách có lợi nhất cho mọi người.”
Theo Randy Jackson, CIO của thành phố Surprise, Arizona, cho biết, hiểu được công nghệ hòa nhập vào đời sống của người dùng như thế nào là chìa khóa cho các giải pháp IT sáng tạo.
Nghĩ nát óc về việc làm cách nào cho mọi người hiểu bạn đang nói gì có vẻ như là hiển nhiên trong các buổi thuyết trình quan trọng, làm được việc đó ngày này qua ngày khác có thể còn thử thách hơn. Nhưng đừng bỏ qua những phản ứng nhỏ nhặt tích lũy lại. Theo Gerard McNamara, Cộng sự điều hành tại Heidrick and Struggles, một công ty tuyển dụng các nhà điều hành “Bạn lúc nào cũng hình thành suy nghĩ về mọi người.” Trong những mối quan hệ hàng ngày đó có thể tiềm ẩn những cơ hội để bạn chứng tỏ bản thân bằng năng lượng, lòng nhiệt tình và tính dễ thương của mình. Theo cách này, khi có một việc làm cao cấp hơn mở ra, sự ủng hộ bạn vào vị trí này sẽ xuất hiện – không chỉ từ sếp mà còn từ những lãnh đạo cấp cao hơn. “Chúng ta đều là con người, chúng ta chọn những người chúng ta thích.”
Để chắc chắn là sự đáng yêu của bạn nổi bật, hãy tập trung vào thái độ cởi mở, suy nghĩ thoáng. Phải thực sự lắng nghe người khác nói và xử lý những thông tin bạn nghe. Thái độ đó hàm chứa sự tôn trọng, và bạn cũng có thể có cách giải quyết mà bạn chưa hề có.
Các vấn đề với người dùng cuối – dù lớn dù nhỏ - đều là những cơ hội để xây dựng mối quan hệ có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Nó chính là cách mà bạn xử lý những tình huống mà tạo ra sự khác biệt. “Đừng làm cho người dùng cuối cảm thấy ngốc nghếch vì không hiểu, hãy làm họ cảm thấy dễ chịu khi đến với bạn và hỏi vấn đề ở đây là gì.”
Vượt qua lĩnh vực IT và học hỏi về kinh doanh
Những lãnh đạo IT muốn phát triển phải trở thành những người hiểu biết chuyện kinh doanh. Không chỉ để nói chuyện phiếm. Không hiểu được đời sống của những người dùng doanh nhân, gần như không thể đưa ra được giải pháp công nghệ tối ưu.
Marc Probst, CIO của Intermountain Healthcare, lý giải phần lớn thành công của ông là nhờ vào hiểu được vai trò của IT trong quá trình làm việc của người dùng cuối. Ông cho rằng đội ngũ IT muốn leo thang sự nghiệp phải “tham gia tích cực vào các lĩnh vực khác của kinh doanh.” Để hiểu được sâu sắc các vấn đề của y tá/bác sĩ và làm cách nào một nhân viên IT có thể giải quyết chúng, ông gặp đội ngũ y bác sĩ đều đặn, thậm chí còn đi theo họ khi xem bệnh. Ông cũng đã thành công khi giảng dạy công nghệ cho họ. Phương châm của ông về chủ đề này với đội nhân viên khá rõ ràng: "hãy tham gia vào những người dùng doanh nghiệp”. Ông nói “Đi đến từng người, gặp gỡ họ và nhóm làm việc của họ.”
Jackson cũng xem những lời khuyên này tối cần thiết. “IT ảnh hưởng từng phòng ban trong chính quyền thành phố, vì vậy chúng ta cần hiểu những bộ phận đó làm việc như thế nào và cách tốt nhất để đưa dịch vụ công nghệ đáp ứng nhu cầu của họ.” Ông cho biết muốn đội của mình “đưa đến khách hàng một công cụ mà họ chưa từng nghĩ đến, mà họ nhìn vào và nói ‘Ồ, tôi vui vì đã tìm đến anh.’" Điều này chỉ có thể khi bạn hiểu được những nhóm khác được điều hành như thế nào và những thách thức của họ. Phát triển mối quan hệ hòa hảo như thế cũng khiến cho các người dùng doanh nghiệp gạt bỏ ý định thành lập phòng IT riêng. “Nếu bạn không giải quyết vấn đề của họ tốt, họ không còn cần đến bạn nữa."
Hiểu được mục tiêu và cơ cấu của tổ chức
Nếu muốn leo nấc thang thành công, bạn cần tạo ra IT chiến lược, Để làm được điều này, bạn cần phải biết những nhà quản lý cấp cao nhất đánh giá điều gì. “Mỗi công ty có một văn hóa. Và những nền văn hóa đó thưởng những điều khác nhau.”
Chìa khóa để tiến lên là biết được phải ưu tiên điều gì. Ví dụ như, biết được những dự án nào để tình nguyện nhận và làm cách nào đưa chúng đến cấp trên của bạn. “Biết được những gì mà doanh nghiệp cho là quý báu trở nên quan trọng hơn khi bạn tiến xa hơn. Vì vậy bạn phải hiểu được những mục tiêu, và làm cách nào sử dụng IT để đạt mục tiêu đó.” Ông khuyến khích những nhân viên IT không chỉ tìm kiếm cách để tạo ra giá trị mà cũng nên phản ứng khi cơ hội tự đến.
Một nơi có thể đạt được điều này là ngân sách dành cho IT. Probst cho biết “Quản lý IT như một P&L là chìa khóa để tiến lên.” IT nên là cách tăng giá trị và giúp phân biệt doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không thể nếu mục tiêu của một lãnh đạo IT đơn giản chỉ là tiết kiệm tiền. Xây dựng vào ngân sách đó là những gì bạn cần làm để tạo ra giá trị. “Trong các báo cáo trực tiếp của tôi, 80% là dành cho điều đó.”
Tạo niềm tin nơi sếp
Lòng tin là chất keo kết dính mối quan hệ trong và ngoài công việc. Không có nó, tiến lên là điều gần như không thể. Và giao tiếp thành thật là một phần to lớn trong việc xây dựng niềm tin với giám đốc. Hãy chia sẻ tin tốt cũng như tin xấu.
Hãy tránh che giấu tin xấu về một dự án hoặc một nhiệm vụ. Bạn có thể nghĩ là đang tiết kiệm cho sếp. Nhưng Probst và các CIO khác cho biết tốt nhất là chia sẻ quá nhiều hơn là thiếu thông tin. "Lời khuyên ở đây là biết được chia sẻ khi nào và bắt đầu từ đâu.”
Probst khuyên hãy ngồi xuống và nói chuyện với quản lý về cách giao tiếp khi có vấn đề xảy ra. “Tôi không thích chuyện thông tin bị chọn lọc, giống như nó bị che giấu vậy. Điều này sẽ cản trở bạn tức thì. Tôi muốn biết điều gì đang diễn ra.”
Murphy cũng đồng ý với Probst. “Tôi muốn biết trước khi CEO của tôi gọi và kể tôi nghe vấn đề là gì. Điều cuối cùng mọi người muốn là bị gạt sang bên.” Chia sẻ thông tin, khi thực hiện đúng, mang giá trị tôn trọng. “Tôi nghĩ tuân theo chỉ thị và không qua mặt cấp trên là rất quan trọng. Việc của cô/anh ấy là khiến cho bạn cao giá hơn trong tổ chức. Nếu bạn không có niềm tin đó bạn sẽ tìm kiếm ở người mà bạn có thể có.”
NDNha