Nỗi bức xúc từ một trường đại học hàng đầu
Posted: 2/12/2008.
Tôi ghé thăm em họ tại ký túc xá Bách khoa vào một chiều mưa, đang chuyện trò rôm rả cùng cả phòng bỗng một em nhìn ra ngoài trời ngao ngán: “Bao giờ trời mới tạnh mưa để ra quán Net down ít tài liệu nhỉ?” Tôi hết sức ngạc nhiên, Bách Khoa là trường đại học hàng đầu về kĩ thuật, và Internet bây giờ cũng thông dụng, giá cả lại phải chăng.
Một góc Bách Khoa - Thư viện Tạ Quang Bửu
chăng, vậy sao các em lại không mắc net về phòng cho tiện học hành. Vừa mới đưa ra câu hỏi, như chạm phải đúng “chỗ ngứa”, các em trút hết bầu tâm sự và nỗi bức xúc về vấn đề Internet trong ký túc xá.
Các em trong phòng đều là các em năm cuối, bên cạnh những nhu cầu chính đáng về nắm bắt tin tức, thời sự, việc tìm tài liệu và các thông tin về việc làm là vô cùng quan trọng và cần thiết, thế mà các em lại không được mắc Internet về phòng. Nhìn căn phòng 12 chiếc máy tính mà chỉ để nghe nhạc và làm bài tập đơn giản, tôi thấy thật lãng phí. Có em đang kiếm công việc làm thêm, vì chờ đợi email từ công ty mà ngày nào em cũng phải ra quán Net 2 lần để kiểm tra.
Điều làm các em cảm thấy phiền hà hơn nữa là các quán Net ở đây đa phần là phục vụ dân chơi game, môi trường rất không phù hợp với các em, đặc biệt các em lại là con gái, thêm vào đó, phí dịch vụ ở đây khá cao, 3.000đ/giờ. Trung bình mỗi tháng nếu ra quán Net các em tốn không dưới 50.000. Các em cũng cho biết, có nhiều bạn tuy không có điều kiện vì ở trọ rất đắt nhưng vẫn phải rời ký túc xá vì việc học tập của các em chủ yếu là bằng Internet, như các em ở khoa công nghệ thông tin hay điện tử viễn thông.
Tôi thắc mắc tại sao các em không đề nghị Ban quản lý để được mắc Internet, các em trả lời, đã nhiều lần kiến nghị và có cả viết đơn đề nghị lên ban quản lý (BQL) ký túc xá nhưng câu trả lời là không vẫn hoàn không. Lý do thứ nhất mà Ban quản lý ký túc xá đưa ra là do tiết kiệm điện. Tất nhiên, tiết kiệm điện là chủ trương rất đúng. Nói vậy, nhưng theo thông tin các em đưa thì 2 năm trước ký túc xá đã từng cho người ngoài thuê phòng tự học của các em để kinh doanh quán net.
Các em không sử dụng điện của ký túc xá thì các em vẫn phải ra ngoài quán Net để sử dụng. Có chăng BQL nên tạo điều kiện và nhắc nhở các em hãy biết sử dụng điện một cách hợp lý để tránh lãng phí mà thôi. Lý do thứ hai của BQL là sợ các em chơi game và truy cập vào các trang web xấu! Lý do này, chắc không cần nói thì ai cũng thấy vô lý bởi các em đều là những sinh viên ưu tú, phải có trình độ nhất định mới đỗ vào được trường đại học hàng đầu của đất nước. Tôi tin, các em biết phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai và mình nên làm gì. Nhiều khi BQL lại thoái thác bằng một câu nói không được trách nhiệm lắm: “Muốn mắc Net thì ra ngoài mà ở”. Quả thật là khó chấp nhận bởi điều các em mong đợi là BQL tạo những điều kiện tốt nhất cho các em sinh viên của mình để các em tập trung vào học hành và nghiên cứu.
Thật là nực cười khi bàn đến những khó khăn của vấn đề nối mạng Internet giữa lòng Thủ Đô, đặc biệt là tại ngôi trường hàng đầu về khoa học và kĩ thuật. Thế nhưng những khó khăn ấy vẫn đang còn tồn tại và gây khó dễ đến rất nhiều các em sinh viên...
Neko
caylieuru80@yahoo.com
Các tin mới:
Sinh viên công nghệ tin chưa đáp ứng yêu cầu.
Phân biệt giữa Front End, Back End và Full Stack Developer.
Tuyến sinh 2018: CNTT vẫn giữ ngôi "vương" nhưng cửa đi vào Đại học "Top" trên đã khép.
6 điều có thể bạn chưa hiểu đúng về lập trình.
5 bí quyết để trở thành lập trình viên xuất sắc.
Các tin cũ hơn:
Thứ trưởng Trần Đức Lai "Nhân lực CNTT: Yếu do chương trình đào tạo".
Phát triển nguồn nhân lực CNTT: Khâu đào tạo có vấn đề?.
Nhân lực CNTT: Những tiếng thở dài….
Kỳ III: Kết quả giáo dục nằm ở hiệu quả kinh tế....
Kỳ II: Mô hình ba cột trụ cho giáo dục phổ thông.