Sinh viên CNTT nên học gì?
Posted: 29/7/2010.
Tôi là một chuyên viên từng làm việc trong lĩnh vực CNTT. Các bạn có thể tham khảo những phân mảng kiến thức sau đây để chọn học. (miencattrang).
1. Đầu tiên là phải chia những người đang làm CNTT ra làm 2 mức hoàn toàn khác nhau:
Mức nghề bao gồm rất nhiều công việc từ sửa chữa máy tính, lắp đặt mạng, thiết kế đồ họa, cài đặt phần mềm…. Để làm được những công việc này chỉ cần theo học các khóa đào tạo nghề tương ứng. Nhưng xin lưu ý là có rất nhiều SV đại học CNTT cuối cùng lại làm những công việc này, điều này có thể coi như họ đã thất bại hoàn toàn trong việc theo học ĐH CNTT. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do việc tuyển sinh CNTT tràn lan của các trường ĐH dân lập (lén lút tuyển SV dù SV đó chỉ thi ĐH vài ba điểm – quá thấp so với điểm sàn). Một hệ quả tất yếu là những SV này phải theo học một thứ không phù hợp với năng lực của họ và cuối cùng thì phí phạm cả 4-5 năm trời! Giả sử ngay lúc đầu họ chọn cho mình những khóa học phù hợp với khả năng và năng khiếu như một khóa đào tạo Thiết kế đồ họa chẳng hạn, thì tôi tin rằng họ sẽ thành công.
Mức Kỹ sư - Chuyên gia: Những kiến thức trong chương trình đào tạo đại học CNTT, thạc sĩ CNTT, tiến sĩ CNTT, thậm chí là sau Tiến sĩ là để phục vụ cho cấp độ này. Và tất nhiên cấp độ này sẽ tiếp cận theo nhiều xu hướng khác nhau, kèm với mỗi xu hướng là nhiều mức khác nhau tùy theo năng lực mỗi người.
2. Bây giờ tôi mới nhận xét về các xu hướng và các mức độ tiếp cận của mỗi một xu hướng trong ngành CNTT (Tôi không hiểu nhiều và sẽ bỏ qua mức Nghề, tôi chỉ đề cập tới việc tiếp cận CNTT của các Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ…. CNTT ). Sau một thời gian dài học tập và làm việc trong lĩnh vực CNTT, với một tầm hiểu biết nhất định, tôi tạm chia các xu hướng tiếp cận ngành CNTT như sau:
Hướng Khoa Học: Nghiên cứu sâu xa về những thuật toán nhằm tối ưu hóa chúng, nghiên cứu và phát triển về trí thông minh nhân tạo, về “thị giác” máy tính, về khả năng nhận dạng ngôn ngữ….Đây là 1 lĩnh vực khoa học rất khó, chỉ dành riêng cho những con người đặc biệt thông minh và có hoài bão trở thành một nhà khoa học thực thụ. Đặc biệt nếu chấp nhận hướng đi này các bạn phải sẵn sàng chấp nhận xác xuất 99% … thất bại.
Hướng Kĩ Thuật: Bao gồm kỹ sư mạng và lập trình viên.
Hướng phát triển của một kỹ sư mạng là thành chuyên gia an ninh mạng cao cấp (đòi hỏi nền tảng về kinh nghiệm, trí tuệ và kiến thức rất cao và rất ít kỹ sư mạng đáp ứng được các yêu cầu đó).
Lập trình viên: Các bạn lưu ý rằng để làm việc ở cấp độ LTV thì chỉ cần theo học tại một trung tâm đào tạo LTV như Aptech là đủ, không cần thiết phải theo học đại học. Bởi theo chương trình của các trường ĐH hàng đầu như Bách khoa, Khoa học tự nhiên, họ cung cấp cho các Kỹ sư – cử nhân CNTT những kiến thức về công nghệ, về tầm nhìn công nghệ, về tư duy thuật toán, về quản trị dự án và xem việc lập trình bằng một ngôn ngữ cụ thể nào đó là do SV mặc định phải tự học lấy. Chính vì lẽ đó nếu muốn làm LTV thì hãy học Aptech, họ sẽ “nắm tay” bạn để dạy bạn kỹ thuật lập trình.
Tôi có vài nhận xét về việt lập trình (ở mức độ bình thường chứ không nói đến lập trình để giải quyết các vấn đề khoa học) như sau: Lập trình là một công việc 100% kỹ thuật không mang tính khoa học và công nghệ, nó cũng không đòi hỏi cao về khả năng tư duy. Tuy nhiên như những công việc kỹ thuật khác, nó đòi hỏi rất cao về sự cần cù và tính kiên nhẫn. Do đặc thù của VN mà hầu hết các bạn SV CNTT đều đi theo hướng này, đây là một điều rất đáng tiếc! Hướng phát triển của LTV là trở thành một quản trị dự án, một tư vấn giải pháp phần mềm... Nhưng để đạt được thì phải mất một thời gian rất dài làm LTV (có khi là suốt đời!). Tóm lại tôi muốn tư vấn cho các bạn SV một điều: Nếu muốn làm LTV thì phải có tố chất phù hợp với nó (cần cù, kiên nhẫn, mọt sách, không thích giao tiếp nhiều, ….) nếu không rất dễ thất bại!
Hướng Kinh tế: Trong thời đại thông tin, tư duy thông tin đang nhen nhóm trong các doanh nghiệp hàng đầu VN. Các bạn SV CNTT có nhìn thấy cơ hội nào cho mình không? Hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu để thực sự hiểu: Thời đại thông tin là gì? Nó đã bùng nổ trên thế giới như thế nào? Nó sẽ bùng nổ ở các doanh nghiệp VN ra sao? Và quan trọng nhất là các bạn sẽ hưởng lợi từ nó như thế nào? Không cần cao siêu đến mức giữ vai trò dẫn dắt thời đại thông tin ở các doanh nghiệp VN (như Bill Gates đã từng đẫn dắt thời đại thông tin khi nó bùng nổ ở các nước phát triển để rồi thành người đàn ông giàu nhất hành tinh), mà chỉ cần hiểu nó sẽ diễn ra như thế nào và tìm cho mình một vai trò phù hợp. Chắc chắn các bạn sẽ là những SV CNTT thành công nhất!
Chúc các bạn may mắn!
Theo VnExpress
Các tin mới:
Sinh viên công nghệ tin chưa đáp ứng yêu cầu.
Phân biệt giữa Front End, Back End và Full Stack Developer.
Tuyến sinh 2018: CNTT vẫn giữ ngôi "vương" nhưng cửa đi vào Đại học "Top" trên đã khép.
6 điều có thể bạn chưa hiểu đúng về lập trình.
5 bí quyết để trở thành lập trình viên xuất sắc.
Các tin cũ hơn:
Ngành giáo dục có thể thành công với nguồn mở?.
Lập trình viên không lo thiếu việc.
Người mang chương trình MBA Hawaii đến Việt Nam.
“Cải tạo giáo dục Đại học: Chỉ 3 năm!”.
Nên giải thể một số trường đại học.