Những thông tin đặc biệt về GS. Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu (sinh ngày 15/11/1972)
Đơn vị công tác: Giáo sư của cả 3 cơ quan: Viện nghiên cứu cao cấp IAS Princeton (Mỹ); Khoa toán Đại học tổng hợp Paris 11 và Viện toán học (Việt Nam).
1986-1989: Học sinh khối phổ thông chuyên Toán, ĐHTH Hà Nội.
1988: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Úc (đạt điểm tuyệt đối 42/42)
1989: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức (đạt điểm tuyệt đối 42/42)
1990-1991: Học tại ĐHTH Paris 6, Pháp
1992-1995: Học tiếp ĐH tại Trường sư phạm cấp cao Paris (ENS)
1993-1997: Làm nghiên cứu sinh tại ĐHTH Paris 11 với GS. G. Laumon. Bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1997.
1998-2004: Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp tại ĐHTH Paris 13.
2004: Bảo vệ tiến sĩ khoa học (Habilitation)
2004: Được trao Giải thưởng Toán học Clay (cùng với GS G.Laumon). Giải thưởng này có từ năm 1999, mới trao cho 23 người. Người đầu tiên được trao giải Clay chính là A.Wiles- người đã chứng minh được Định lý cuối cùng của Ferma tồn tại hơn 300 năm. Ngay sau khi được trao giải thưởng này, thầy của Ngô Bảo Châu là GS G.Laumon đã được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.
2004- nay: Giáo sư tại ĐHTH Paris 11 (Pháp)
2005: Được Hội đồng học hàm Giáo sư nhà nước Việt Nam phong đặc cách giáo sư.
2006: Được mời đọc báo cáo tiểu ban tại ĐH Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Chỉ có chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành mới được mời báo cáo.
2007- nay: GS tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ)
2007: Được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức. Cho tới nay mới có 8 nhà toán học được vinh dự này. Giải thưởng được tặng cho các nhà toán học trẻ của Châu Âu, 3 năm một lần.
2007: Được trao Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp mang tên Sophie Germain. Giải này được trao hàng năm cho một nhà toán học Pháp.
2007- nay: GS đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam
2009: Công trình "Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie" (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
2010: Được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới tại Ấn Độ.
Từ tháng 9/2010: sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ)
|