Chênh lệch cung cầu
Khi nhu cầu đào tạo và nhu cầu thị trường không song hành cùng nhau dẫn đến tình trạng mất cân đối ở một số các ngành nghề.
Chênh lệch cung cầu ở một số ngành nghề cơ bản trong tháng 5.
Ngành kế toán và hành chính văn phòng là 2 lĩnh vực có độ chênh lệch lớn nhất, tỷ lệ nguồn cung gấp đôi nguồn cầu. Có thể lý giải khi một trong các ngành này yêu cầu về mức độ kinh nghiệm nhất định, các sinh viên mới ra trường khó có cơ hội tiếp cận và được làm việc dẫn đến tình trạng doanh nghiệp luôn thiếu người nhưng ứng viên vẫn không thể tìm được việc.
Ngoài ra, việc đào tạo ồ ạt các ngành nghề không có nhu cầu xã hội cao trong thời gian dài và hệ lụy là tình trạng thừa nhân lực. Nhân lực các ngành này đành tìm kiếm các công việc mang tính chất cơ bản, chung chung như văn phòng, trợ lý, nhân sự, dịch vụ… dẫn đến tỷ lệ hồ sơ nhóm ngành này tăng cao.
Tâm lý thích ổn định, lương cao, ít vất vả cũng là một nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hồ sơ các ngành này ngày càng nhiều bởi tính chất công việc ngồi văn phòng, ít di chuyển, ít áp lực.
Trong khi một số các nhóm ngành thừa nhân lực thì một số các nhóm ngành khác lại đang ngày càng thiếu nhân lực trầm trọng.
Chênh lệch cung cầu ở một số ngành nghề cơ bản trong tháng 5.
Tháng 5, tình trạng một số các ngành nghề có nhiều việc nhưng thị trường lại không đáp ứng đủ. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến ngành lao động phổ thông, làm thêm, công nghệ thông tin.
Nguyên nhân chủ yếu do đâu?
Đây là thời gian sinh viên ra trường và bắt đầu tìm việc. Tâm lý định hướng tìm kiếm công việc toàn thời gian, ổn định dẫn đến các công việc có tính chất tạm thời, làm ca, làm bán thời gian bị bỏ ngỏ.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, trình độ thấp tại các KCN, KCX rất nhiều và thường xuyên tuy nhiên vẫn rất khó tiếp cận với người lao động thuộc lớp này. Tâm lý học cao không thể làm công nhân, thực tế “thừa thầy thiếu thợ” dẫn đến tình trạng bất hợp lý cung cầu trở nên báo động.
Lĩnh vực CNTT đang có xu hướng phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây, ngành này vẫn hứa hẹn là một trong các ngành “hot” trong thị trường việc làm thời gian tới tuy nhiên nhân lực ngành này chưa đáp ứng được khi việc đào tạo hiện nay còn thiếu tính chuyên sâu, không tập trung.
Giải pháp tìm việc thành công trong giai đoạn này?
Đối với các sinh viên mới ra trường, khi chưa thể tìm kiếm được luôn 1 công việc đúng chuyên ngành đào tạo hãy lập một kế hoạch có lộ trình rõ ràng để việc tìm kiếm trở nên có hiệu quả. Trước mắt, bạn nên tìm kiếm công việc làm thêm để hạn chế quỹ thời gian đang thừa, cũng như nhân cơ hội này để mở rộng thêm mối quan hệ xã hội, học hỏi thêm kinh nghiệm và chuẩn bị hồ sơ, trang bị kiến thức thực tế làm nền tảng tìm kiếm công việc đúng với mong muốn.
Đây là cách giải quyết tốt để có thể giảm bớt sự chênh lệch cung cầu giữa các ngành đồng thời giúp cho chính các bạn có môi trường trao dồi kỹ năng chưa được tiếp cận trên ghế nhà trường.
Dự báo các ngành nghề hot và có nhu cầu cao trong tháng 6: Lao động phổ thông, làm bán thời gian, dịch vụ, Marketing - PR, cơ khí - chế tạo, IT phần cứng, IT phần mềm, kinh doanh bất động sản.
NGUYỄN PHƯƠNG
Theo Infonet