Cách tối ưu WordPress hay nhất
1. Thay đổi thiết lập chung (General Settings)
Sau khi cài đặt WordPress, bạn cần truy cập vào trang General Settings nằm trong bảng điều khiển WordPress Admin. Trong phần này, bạn sẽ có thể thay đổi một số thiết lập các cấu hình cơ bản cho trang web, ví dụ như đặt tiêu đề hay đặt slogan cho trang web.
General Settings nằm trong bảng điều khiển WordPress Admin.
2. Tối ưu hóa trong tựa đề
Tiêu đề (Title) chính là nội dung của trang web của bạn, là những gì công cụ tìm kiếm sử dụng để xếp hạng. Để đảm bảo trang web của bạn có thể dễ dàng được tìm thấy, tiêu đề nên có dưới 70 từ khóa, mô tả, và mang tính cảm xúc. Tiêu đề bao gồm những thành phần sau:
- Tên thương hiệu của website, tốt nhất là nằm ở phần cuối, do đó mọi người có thể nhận ra bạn trong các tìm kiếm.
- Các từ khóa mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đối các bài viết hiện nay, tốt nhất là xuất hiện ở đầu tiêu đề.
- Nội dung tiêu đề hấp dẫn để có thể lôi kéo mọi người click vào
3. Cài đặt tính năng mở rộng cho bộ nhớ đệm
Nếu bạn muốn ngăn trang web khỏi bị nghẽn khi xuất hiện lượng truy cập lớn thì cần phải cài đặt công cụ mở rộng bộ nhớ đệm (plug-ins cache). Điều này không chỉ giữ cho trang web luôn hoạt động mà còn nâng cao, cải thiện tốc độ cho người dùng khi truy cập vào. W3 Total Cache, WP Super Cache là một trong những plug-ins cache phổ biến nhất và đáng tin cậy. Một số plug-ins cache đặc thù khác như Use Google Libraries dùng để tiết kiệm băng thông và giảm tải CPU cho máy chủ.
Công cụ tăng bộ nhớ đệm cho WordPress
4. Tối ưu hóa hình ảnh
Bằng cách tối ưu hình ảnh của trang web, bạn sẽ làm tăng tốc độ tải và cải thiện SEO (Search Engine Optimization). Bạn có thể làm điều này bằng cách đặt tên thích hợp cho các hình ảnh bằng từ khóa quan trọng và kích thước phù hợp. Hoặc bằng cách thêm tiêu đề và thuộc tính Alt, trong đó thuộc tínhAlt dùng để mô tả về ảnh để công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung là gì.
BJ Lazyload- một trong những công cụ tối ưu hóa hình ảnh phổ biến trên WordPress.
Bạn cũng có thể cài đặt một số plug-in như BJ Lazyload – công cụ giúp trang web chỉ tải các hình ảnh mà người xem muốn; hay Hammy giúp giảm kích cỡ hình ảnh xuống cho để phù hợp hơn với các thiết bị khác nhau. Một số công cụ tối ưu hóa hình ảnh đáng chú ý khác như Ewww Image Optimizer, CW Image Optimizer, WP Smush.it, hay SEO Friendly Images.
5. Dọn dẹp dữ liệu
Tất cả mọi thứ từ các chủ đề (themes) không sử dụng cho đến bản nháp của bài viết hay các spam bình luận sẽ tăng kích thước của cơ sở dữ liệu. Kể từ WordPress 2.9, nền tảng này đã có tính năng Thùng rác (Trash) cho phép xóa các ý kiến, bài viết. Khuyết điểm của tính năng này là phải làm trống Trash thường xuyên. Mặc định Trash sẽ tự làm trống sau mỗi 30 ngày, bạn có thể thay đổi thời gian dọn rác thông qua thay đổi mã code.
Cài đặt hay loại bỏ các themes trong WordPress.
Bạn cũng có thể giới hạn số lượng Themes bằng cách thêm mã vào tệp tin wp-config.php: define( ‘WP_POST_REVISIONS’, 3 ).
Bạn có thể thay con số 3 bằng giá trị mà mình muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các plug-ins như WP-DBManager hoặc WP-Optimize để tự động loại bỏ các bản nháp tự động hay bình luận spam.
6. Lên lịch
Nếu đã sử dụng WordPress trong quá khứ, bạn sẽ biết rằng có thể lên lịch bài viết hoặc thậm chí có thể tái sử dụng các bài cũ. Và từ đó bạn cũng nên có kế hoạch, lên lịch trình đối với việc sao lưu dữ liệu của mình. Bằng cách sao lưu trang web nền tảng WordPress, bạn sẽ yên tâm với việc sẽ không có thông tin, dữ liệu giá trị nào bị mất.
UpdraftPlus Backup and Restoration cho phép sao lưu dữ liệu lên nhiều công cụ đám mây.
Bạn có thể sao lưu dữ liệu bằng thủ công thông qua các tính năng của host mà mình đang sử dụng hoặc sử dụng các công cụ tiện ích như BackUpWordPress và Backup Scheduler. Ngoài ra, lưu trữ trên đám mây là một xu thế hiện nay, giúp bạn đảm an toàn cho dữ liệu không bị mã độc xâm nhập hoặc bị xóa trên hosting, có thể sử dụng bất kỳ nơi đâu.
7. Làm sạch Sidebar
Sidebar có thể nằm bên trái hay bên phải tùy theo cấu trúc theme và cài đặt của bạn. Tuy nhiên theo nghiên cứu cần đây thì các liên kết trên toàn site không còn giá trị cao như ngày trước, điều này cũng không còn giúp cải thiện thứ hạng của trang web.
Vì thế hiện nay bạn nên sử dụng 2 sidebar- một dành cho trang chủ và một dành cho các trang con khác. Từ năm 2009, khi tài nguyên máy chủ cạn kiệt do lưu trữ quá nhiều thông tin website trên thế giới, Google đã giới thiệu thuật toán “real time search”. Từ đó đến nay đối với công cụ tìm kiếm cũng như các trang xếp thứ hạng thì chỉ còn phần nội dung (content) là được sử dụng để đánh giá website.
8. Cài đặt công cụ hỗ trợ SEO
Các plug-in SEO trên WordPress sẽ không tự động tăng thứ hạng tìm kiếm của bạn, nhưng nó sẽ giúp cải thiện các nỗ lực SEO bằng cách giúp chọn từ khóa hiệu quả và viết nội dung tốt hơn. Công cụ để tối ưu title và description ngoài trang chủ thì một trong những plug-in phổ biến nhất là SEO by Yoast.
Những đề nghị khác dành cho plug-in SEO là All-in-One SEO Pack, SEO Ultimate, hoặc Google XML Sitemaps. Ngoài ra để hiệu quả hơn thì bạn nên lựa chọn các theme chuẩn SEO với khả năng tối ưu cấu trúc giao diện để máy quét dễ dàng xác định nội dung chủ đạo trong website.
Công cụ hỗ trợ SEO phổ biến.
9. Sử dụng công cụ mạng xã hội
Hiện tại các plug-in điều hướng tới mạng truyền thông xã hội là vô cùng quan trọng, vì chúng sẽ giúp độc giả dễ dàng chia sẻ nội dung của bạn trên các nền tảng mạng xã hội của họ. Ngoài ra hoạt động này còn giúp tăng thời gian tương tác với trang web bởi các công cụ chia sẻ này phải thực hiện truy vấn từ các dịch vụ bên ngoài.
Các nút bấm mạng xã hội phổ biến.
Để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh thì hãy xem xét sử dụng plug-in truyền thông xã hội nhắm vào đối tượng độc giả chính của bạn, những người dành thời gian nhiều vào việc tương tác nội dụng trên site. Ví dụ, nếu thấy các hoạt động chia sẻ rất ít trên LinkedIn, nhưng rất tích cực trên Facebook, cân nhắc việc từ bỏ LinkedIn. Một số plug-in quan trọng như Facebook Comments – tính năng mở rộng tăng khả năng lan truyền và tương tác với nội dung của bạn; hay như Floating Social Bar có chức năng chạy theo màn hình khi người dùng cuộn trang web giúp hiển thị các nút bấm mạng xã hội và thống kê những hoạt động tương tác.
10. Hãy sử dụng mạng giao dịch nội dung (Content Delivery Network-CDM)
Mạng lưới phân phối nội dung là một mạng lưới nhiều máy chủ chứa những bản sao về nội dung được tại các địa điểm khác nhau trên khắp thế giới và cho phép tối đa hóa băng thông cho việc truy cập dữ liệu, chẳng hạn như hình ảnh, CSS và tập tin các tập tin media, phần mềm, tài liệu, video streaming thời gian thực,… Nội dung tĩnh CDN cung cấp bản sao trang web đến các máy chủ, vì vậy khi một người nào đó vào trang web của bạn, nội dung tĩnh được gửi từ máy chủ gần nhất. Tốc độ tải trang trên website khi sử dụng CDN sẽ tăng 15-20% so với trước. Các mạng giao dịch nội dung phổ biến như MaxCDN, CloudFlare, Rackspace Cloud Files, hoặc CacheFly. Đối với các trang tập trung tại Việt Nam thì người dùng có thể cân nhắc DigiStar hay CloudHost.
Mô hình CDN.
11. Cài đặt Plug-in Anti-spam
Bình luận (comment) rác tràn lan không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tổn hại đến thứ hạng của trang web của bạn, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ đánh giá thấp nội dụng của trang nếu trong đó có quá nhiều spam chứa đường dẫn không liên quan.
Antispam Bee- tính năng mở rộng miễn phí nhằm chống spam.
Người dùng WordPress nên xem xét việc cài đặt một plug-in chống bình luận rác như Anti-spam hoặc Antispam Bee, trong đó Anti-spam hoạt động theo cơ chế lọc từ ngữ và link và sẽ đưa các bình luận có vấn đề vào chế độ duyệt, và tự động block các comment chứa nhiều liên kết bên trong. Một số plug-in khác đáng tin cậy như En Spam, Spam Free WordPress, AVH First Defense Against Spam.
12. Lên kế hoạch cho nội dung
Duy trì trang web trên WordPress đòi hỏi nguồn lực tổ chức và quản lý. Đó là lý do tại sao nên có lịch biên tập để giúp bạn lập kế hoạch và sắp xếp bài viết của mình trước thời hạn. Một cách để thực hiện điều này là cài đặt các plug-in kiểu như Edit Flow. Tính năng mở rộng này cho phép tạo ra lịch biên tập từ nội dung đến hình ảnh, theo dõi bình luận, xem trạng thái của bài viết, và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Chẳng hạn như Good Writer Checkify giúp bạn tạo nên thói quen và những chuẩn mực cho một bài viết, công cụ này giúp người viết của luôn nhớ những gì cần phải làm trước khi ấn nút gửi bài.
13. Xây dựng danh sách email
Khi xây dựng một danh sách email, bạn sẽ có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu và tăng lượng truy cập cho trang web. Để bắt đầu xây dựng danh sách email, hãy bắt đầu bằng cách chọn một dịch vụ tiếp thị email, chẳng hạn như MailChimp hoặc Aweber.
Trong đó Mailchimp là một dịch vụ hỗ trợ Email Marketing mà cụ thể công dụng thu thập danh sách, quản lý email list và gửi thư đồng loạt cùng lúc. Những công cụ như Mailchimp không phải dùng để spam email, mà công cụ này sẽ cập bản tin tự động hoặc tự chọn qua RSS theo ngày, tuần, tháng đến danh sách email. Aweber thì được đánh giá cao hơn về tính năng và dịch vụ, tuy nhiên plug-in này yêu cầu trả phí và hiện tại không hỗ trợ tiếng Việt.
14. Thêm người hỗ trợ về mặt nội dung
Có khả năng là chính bản thân bạn sẽ không đủ sức hay cũng như nguồn cảm xúc để liên tục tạo ra nội dung. Công việc của một người quản trị rất nhiều, từ quản lý, viết bài, chỉnh sửa bài viết hằng ngày sẽ chiếm rất nhiều thời gian và đây cũng là lúc bạn nên thêm một cộng sự về nội dung.
Việc thêm một tài khoản mới khá đơn giản khi chỉ cần điền vào các biểu mẫu trong phần Users Add New ở trang Admin của WordPress. Hãy cân nhắc và lựa chọn chính xác vai trò của người mới, WordPress cung cấp các tùy chọn sau đây: quản trị viên, biên tập viên, cộng tác viên…
15. Giám sát các Plug-ins
Plug-in là một trong bổ sung tốt nhất để cải thiện trang web WordPress của bạn nhưng đồng thời cần chắc chắn rằng tính năng mở rộng này đã được tương thích một cách phù hợp. Nếu không có sự đồng bộ trong việc mã hóa, plug-in có thể làm chậm trang web của bạn.
Bạn có thể kiểm tra điều này thông qua các plug-ins giám sát CPU máy chủ đang sử dụng hoặc có thể cài đặt plug-in hiệu suất như P3 (Performance Plugin Profiler).
Nguồn: PCWorld
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn tích hợp giao diện trang quản trị SB Admin 2 vào Laravel 5.8.
Hướng dẫn tích hợp Google ReCaptcha v2 vào Laravel bằng curl.
Học lập trình React JS trong vòng 5 phút.
Sử dụng trình soạn thảo CKeditor tích hợp CKFinder với Laravel.
Hướng dẫn cài đặt Apache, PHP, MySQL, PHPMyAdmin trên Windows 10 và cấu hình SendMail.
Các tin cũ hơn:
Lập trình viên 2014: Những kỹ năng cần có.
RWD đơn giản với CSS và DIV.
Dữ liệu Lớn (Big Data) là gì.
Phát âm chuỗi text trong Android.
HTML5 quá khứ, hiện tại và tương lai.