Việc hack địa chỉ email của ai đó là một việc rất thú vị đối với các loại hình tội phạm thông tin cá nhân. Thứ rõ ràng nhất mà những hacker này muốn là tăng truy cập vào các cuộc chuyện trò riêng tư, lấy trộm các dữ liệu và thông tin cá nhân nhạy cảm. Bên cạnh đó hacker cũng có thể xóa các tin nhắn với ý đồ muốn phá hủy các thông tin có giá trị.
Với những người dùng online thông thường, mối đe dọa nghiêm trọng nhất khi email bị hack là tội phạm có thể sử dụng tài khoản của họ nhằm tìm kiếm chìa khóa để mở các tài khoản trực tuyến khác, chẳng hạn như các dịch vụ tài chính Banking và PayPal. Nhiều website có các portal đăng nhập an toàn, cho phép người dùng có thể lấy lại được username hoặc password bị quên. Khi các site này gửi thông tin đó đến tài khoản email đã được đăng ký của bạn, nó được cho là chỉ mình bạn có thể truy cập vào tài khoản đó. Một hacker đã hack được tài khoản email nào đó sẽ có thể tăng truy nhập trực tiếp đến nhiều thứ từ tài khoản Facebook đến các tài khoản đầu tư, banking và các tiện ích khác.
Có bốn bài học trong việc bảo vệ an toàn email có thể giúp các doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng email có thể tránh được các tấn công:
1. Chia “trứng” vào nhiều giỏ
Nên biết rằng các địa chỉ email thường được cung cấp miễn phí, chính vì vậy hãy làm giảm rủi ro của bạn bằng cách trải rộng sự phơi bày hòm thư của bạn. Cho ví dụ, sử dụng một địa chỉ email riêng cho công việc, một email riêng cho cá nhân sẽ giữ được các thông tin nhạy cảm khi hacker có thể đột nhập vào tài khoản cá nhân của bạn.
Tốt hơn nữa, bạn có thể sử dụng các địa chỉ email riêng biệt cho các tài khoản đăng ký trên các website an toàn và không an toàn. Một số được sử dụng cho việc đăng ký trên hàng tá website, một số liên quan đến các thông tin nhạy cảm giống như banking, còn số khác được sử dụng cho các cộng đồng. Việc sử dụng tài khoản email khác cho các site an toàn sẽ ngăn chặn việc hacker giả mạo bạn để tăng truy nhập vào các site này nếu chúng đã hack được tài khoản mà bạn sử dụng cho các site nhàn rỗi.
Các bộ đọc email, gồm có Outlook, Windows Live Mail, Thunderbird và Apple Mail có thể được cấu hình nhằm kiểm tra đồng thời nhiều tài khoản (gồm có Gmail) để tối thiểu hóa sự bất tiện trong việc phải mở nhiều tab trên các tài khoản khác nhau.
2. Chống lại những phần mềm đánh hơi (sniffer)
Theo cách nói của hacker, các phần mềm đánh hơi (sniffer) chính là kiểu phần mềm có thể thông dịch dữ liệu di chuyển trong mạng. Phụ thuộc vào mức độ an toàn của mạng mà nó có thể đánh hơi các kết nối không dây và chạy dây. Việc đánh hơn có thể cự kỳ hữu dụng cho việc tìm kiếm ra các thông tin mật khẩu và đăng nhập khi nó được truyền tải trong mạng.
Cách tốt nhất để tránh lại việc đánh hơi dữ liệu này là mã hóa - bằng cách này, tất cả những gì hacker thấy sẽ trở nên vô dụng. Khi sử dụng email, có một vài lớp nên xem xét:
Webmail: Khi đọc email bằng sử dụng giao diện web, chẳng hạn như Gmail, Yahoo Mail, hoặc bộ đọc webmail của nhà cung cấp dịch vụ của bạn, cần sử dụng kết nối HTTPS thay vì HTTP. Google gần đây đã nâng cấp bảo mật cho Gmail bằng cách sử dụng HTTPS làm kiểu kết nối mặc định.
Khi truy cập vào webmail, hãy quan sát URL trong thanh bar địa chỉ và kiểm tra xem nó bắt đầu bằng https:// hay không. Nhiều trình duyệt cũng hiển thị một biểu tượng cái khóa khi kết nối đến site an toàn, chẳng hạn như các site mua sắm trực tuyến hoặc ngân hàng. Nếu webmail không sử dụng https, khi đó bạn cần tự nhập các ký tự này; nếu sau khi nhập, vẫn không thể truy cập được website cần vào, điều đó có nghĩa nhà cung cấp của bạn không hỗ trợ kết nối an toàn, khi đó cần lưu ý trước khi thực hiện tiếp: việc sử dụng webmail qua kết nối HTTP đơn giản sẽ dễ bị lộ các thông tin đăng nhập và nội dung thư trước các phần mềm đánh hơi trong mạng.
Máy khách email: Nếu sử dụng bộ đọc email, chẳng hạn như Outlook hoặc Apple Mail, khi đó bạn có thể cấu hình để kết nối an toàn cho các máy khách này. Khi cài đặt các tài khoản, bạn cần phải chọn kết nối POP hoặc IMAP - cả hai đều được thực heienj trong chế độ an toàn, đây là một tùy chọn trong cấu hình tài khoản.
Lưu ý rằng kết nối POP và IMAP chỉ mã hóa bản thân các dữ liệu đăng nhập - username và password - đến máy chủ email. Các giao thức này không mã hóa toàn bộ nội dung email.
Máy khách email của bạn cũng có thể cung cấp tùy chọn cho phép sử dụng TLS (Transport Layer Security). TLS về cơ bản tương đương như HTTPS, có nghĩa rằng nó sẽ mã hóa tất cả các dữ liệu truyền tải trong mạng (giữa máy chủ và máy khách). Một điều quan trọng cần lưu ý ở đây là TLS không mã hóa inbox – các thư trong inbox của bạn không được mã hóa và bất cứ ai khi truy cập vào tài khoản email của bạn đều có thể đọc được các thư. TLS chỉ mã hóa các thư trong quá trình truyền tải.
3. Lưu ý khi sử dụng webmail
Sự xuất hiện của các dịch vụ webmail, chẳng hạn như Gmail, Yahoo Mail và thậm chí Outlook Web Access, cho phép người dùng có thể sử dụng email một cách thuận tiện bất cứ nơi đây qua trình duyệt web. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng cần phải có một số lưu ý.
Khi sử dụng webmail trên các máy tính công, chẳng hạn như các máy tính tại thư viện hay trong ký túc xá (hoặc đơn giản chỉ duyệt trên máy tính của một ai đó), bạn cần tránh để xót lại các thông tin phía sau các máy tính này.
Cách phòng chống rõ rệt nhất là nhớ đăng xuất khỏi webmail trước khi rời đi khỏi máy tính. Những người thận trọng nhất trong số chúng ta cũng có thể quên bước đơn giản này, đặc biệt khi say mêm với những thứ như iPods và iPhones.
Tuy nhiên việc đăng xuất đơn giản này sẽ là không đủ để chống lại một hacker có nhiều kinh nghiệm. Một hacker tinh vi có thể sử dụng máy tính mà bạn vừa sử dụng, copy lưu ký trình duyệt và các cookies vào một ổ USB để thực hiện phân tích dữ liệu sau đó. Bất cứ thẻ hữu dụng nào hoặc các gợi ý nào đối với tài khoản webmail đều có thể được mang ra sử dụng. Tuy các bản ghi này có thể không có đủ các mật khẩu của bạn nhưng chúng cũng cung cấp đủ các thông tin để phục vụ cho điểm khởi đầu của một tấn công.
Đóng trình duyệt sau session làm việc là một ý tưởng tốt. Cách thức này có thể xóa bớt đi một số thông tin bản ghi. Tuy nhiên tốt hơn nữa, bạn có thể chuyển từ chế độ duyệt public sang chế độ private trước khi kết nối với webmail. Cần lưu ý không phải tất cả các trình duyệt web đều hỗ trợ chế độ duyệt riêng tư này và các chuyển sang chế độ này ở các trình duyệt là hoàn toàn khác nhau, do đó bạn nên xem hướng dẫn của chúng. Bạn cần nhớ thoát chế độ private khi thôi không sử dụng webmail, khi đó trình duyệt sẽ phá hủy tất cả các history hay cookies có liên quan với session làm việc của bạn.
4. Giữ hệ điều hành không bị tiêm nhiễm
Ở phần trên chúng ta vẫn chưa đề cập về mật khẩu tài khoản email. Rõ ràng độ dài hay kết hợp một số ký tự đặc biệt vào mật khẩu có thể giúp bạn an toàn hơn chút ít nhưng sẽ không có sự khác biệt gì nếu máy tính bị tiêm nhiễm malware.
Đây là một vấn đề lớn ngày nay – malware từ phần mềm bị tiêm nhiễm và từ các download có thể cài đặt các bộ keylogger hay một số kiểu phần mềm sniffer khác trên máy tính, từ đó các phần mềm này sẽ lấy được mật khẩu mà bạn nhập vào (hay lưu từ trước).
Vì vậy, cách phòng chống tốt nhất cho các mật khẩu email của bạn không nằm ở bản thân mật khẩu mà đúng hơn là cần phải giữ cho hệ điều hành của bạn khỏe mạnh, không bị tiêm nhiễm các phần mềm độc hại. Điều đó có nghĩa rằng bạn cần triển khai các bộ quét malware, chẳng hạn như Windows Defender, Windows Security Essentials, hoặc các công cụ của các hãng thứ ba như AVG, Avast, Spybot Search and Destroy, hay Malwarebytes, các phần mềm này sẽ giúp bạn giảm được cơ hội gây tiêm nhiễm từ malware đánh cắp mật khẩu.
ITGate
(theo Esecurityplanet)