Cuộc khảo sát này dựa trên những tiêu chí như văn hóa nơi làm việc và độ tin cậy của chính công ty đó.
Dưới đây là danh sách 10 công ty đa quốc gia tốt nhất thế giới.
1. Microsoft
Doanh thu toàn cầu: 69.900 triệu USD
Microsoft là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Tập đoàn này hiện có tới 89.000 công nhân viên tại 102 quốc gia trên toàn thế giới. Tổng doanh thu năm 2010 của hãng đạt 69.900 triệu USD. Tập đoàn này phát triển, gia công, và cấp bản quyền cho các phần mềm phục vụ trong máy tính.
Hiện hãng đang có trụ sở ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Đan Mạch, Canada, Đức, Ấn Độ…
2. SAS
Doanh thu toàn cầu: 2.430 triệu USD
Vị trí thứ 2 cũng thuộc về công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công ty này đặt trụ sở ở nhiều nước, điển hình là Australia, Canada, Ấn Độ, Mỹ, Mexico…
3. NetApp
Doanh thu toàn cầu: 123 triệu USD
NetApp là công ty chuyên quản lý, nghiên cứu và lưu trữ dữ liệu. Các nước mà công ty đặt trụ sở chính bao gồm Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp…
4. Google
Doanh thu toàn cầu: 29.321 triệu USD
Google là một công ty Internet có trụ sở tại Mỹ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ hữu ích và mạnh mẽ nhất để tìm kiếm trên Internet. Hiện tại, mạng lưới của công ty bao phủ trên khắp thế giới, từ Mỹ, Brazil, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.
5. FedEx Express
Doanh thu toàn cầu: 24.600 triệu USD
Sở hữu đội ngũ nhân viên lên đến hơn 280.000 người, FedEx luôn được ca ngợi là công ty chuyển phát nhanh tốt nhất thế giới. Ngoài chuyển phát nhanh, FedEx còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ và đường hàng không.
Hiện công ty đang đặt trụ sở ở nhiều nước trên thế giới, điển hình là Brazil, Argentina, Bỉ, Brazil, Trung Mỹ, Chile, Pháp, Ireland, Italy, Mexico, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hà Lan, và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
6. Cisco
Doanh thu toàn cầu: 40.040 triệu USD
Được nhiều chuyên gia đánh giá ngang tầm với 2 “ông lớn” trong làng công nghệ là Microsoft và Intel, Cisco hiện là công ty có chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản lớn thứ 5 tại Mỹ. Với phương trâm không ngừng phát triển, hiện tại công ty đã có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới như Áo, Bỉ, Brazil, Đức, Italy, Mexico, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hà Lan, và Hoa Kỳ.
7. Marriott
Doanh thu toàn cầu: 11.691 triệu USD
Marriott International là một trong những tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới với hơn 3.400 khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, có trụ sở chính đặt tại Bethesda, Maryland, Mỹ.
Riêng tại châu Á, Tập đoàn Marriott có 110 khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Hiện Tập đoàn Marriott đang quản lý hai khách sạn hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh là khách sạn New World Saigon và khách sạn Renaissance Riverside Saigon.
8. McDonald’s
Doanh thu toàn cầu: 24.100 triệu USD
McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày. Dưới thương hiệu của mình, hiện hệ thống các nhà hàng của McDonald’s đã phủ khắp toàn cầu từ Argentina, Bỉ, Brazil, Trung Mỹ, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Ireland, Italy, Mexico, Na Uy, Peru, Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh Quốc, Uruguay và Venezuela.
9. Kimberly-Clark
Doanh thu toàn cầu: 19.700 triệu USD
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tuy nhiên công ty Kimberly-Clark cũng phát triển rất mạnh mẽ và không ngừng thiết lập trụ sở tại nhiều nước trên thế giới. Điển hình là Argentina, Bolivia, Brazil, Trung Mỹ, Chile, Colombia, Ecuador, Pháp, Peru và Venezuela.
10. SC Johnson
Doanh thu toàn cầu: 8.800 triệu USD
Là công ty tư nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm gia dụng làm sạch lớn nhất thế giới. SC Johnson hiện có 13.000 công nhân viên tại 55 công ty con trên toàn thế giới bao gồm: Argentina, Canada, Trung Mỹ, Chile, Đức, Nhật Bản, Italy, Mexico, Ba Lan, Hoa Kỳ, và Venezuela.
Lan Trinh
(theo Business Insider)