Lỗ hổng kiến thức
“Kiến thức của bốn năm học hành chẳng biết áp dụng vào đâu. Một số kiến thức đã “tụt hậu” so với đà phát triển của doanh nghiệp… Một số kiến thức khác lại quá nặng về lý thuyết và khó hiểu khiến tôi bối rối vì không biết phải áp dụng ra sao”, Tân (SV ĐH Kinh tế) than thở. Thời đi học, gánh nặng điểm số là áp lực lớn với SV. Ai cũng ráng học thuộc lòng để khỏi thi rớt. Thi xong bỏ đó, chẳng có cơ hội thực hành… “Tốt nghiệp xong thì chữ trả cho thầy. Giá mà trường ĐH thay đổi cách đánh giá SV. Thay vì chấm điểm cho các môn học, SV được đánh giá qua khả năng họ áp dụng kiến thức ở giảng đường vào thực tế thì SV vừa đỡ áp lực thi cử, vừa biết áp dụng những gì đã học vào thực tế ngay từ khi còn ngồi ghế giảng đường”, Tân nói.
Tốt nghiệp ngành xã hội học, bạn bè vừa chia vui với Yến Như khi cô được nhận vào bộ phận tư vấn của một công ty kinh doanh địa ốc chưa lâu, hai tháng sau đã thấy cô tiu nghỉu: “Công việc của mình chỉ là rót nước pha trà tiếp khách, photo tài liệu, chuyển công văn, thư từ… cho các bộ phận. Tư vấn cho khách hàng thì mình không đảm đương nổi vì chưa có kinh nghiệm. Mà chỉ chừng đó cũng chẳng cần mất bốn năm ĐH”.
Học xã hội học nhưng Yến Như cũng được nạp kiến thức của khá nhiều môn: tâm lý học, lập dự án, quản trị doanh nghiệp… Mỗi thứ một ít, chẳng có gì chuyên sâu. Tới chừng đi làm, việc gì Yến Như cũng lúng túng như gà mắc tóc. Chị nhân viên văn thư vừa nghỉ, Như “bị” đẩy ra trám vào chỗ trống. Nếu công ty không khuyết vị trí ấy, có khi Như đã... văng ra ngoài.
Ngoài lý do khách quan trên, một số tân cử nhân vẫn long đong tìm việc do các bạn tự tin một cách thái quá vào khả năng của mình. Bộ phận nhân sự FPT thỉnh thoảng vẫn nhắc lại trường hợp một tân cử nhân chỉ vừa tốt nghiệp, cộng thêm chút kinh nghiệm đi làm thêm thời SV, nhưng đã mạnh dạn đề nghị mức lương khởi điểm 7 triệu đồng/tháng. Sự tự tin thái quá ấy đã làm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu của ứng viên này “rớt hạng”.
TUYỂN SINH ĐẶC BIỆT
Lập trình viên Quốc tế Aptech Express dành cho người đã tốt nghiệp hoặc sinh viên chuyên ngành CNTT
Với mong muốn đem đến cho sinh viên Việt Nam cơ hội nghề nghiệp toàn cầu, APTECH thiết kế một chương trình mới chỉ dành riêng cho sinh viên CNTT các trường Đại học, Cao đẳng: APtech EXpress (APEX). Tham gia chương trình đào tạo này sinh viên sẽ đạt được trình độ chuyên nghiệp về lập trình và nhận bằng HDSE (Higher Diploma in Software Engineering) chỉ với 1 năm học. Ngoài ra, Aptech còn có những ưu đãi như:
- Hỗ trợ toàn bộ học phí Đại học, Cao đẳng trong thời gian học tại Aptech trị giá 2 triệu đồng.
- Tặng Laptop
- Hỗ trợ vay học phí lãi suất 0% (Không phần trăm)
- Được đào tạo các kỹ năng mềm Softskills và làm đồ án điện tử (eProject) trực tiếp theo sự hướng dẫn của giảng viên Aptech Worldwide.
- Học Tiếng Anh chuyên ngành CNTT.
Truy cập website: www.nghean-aptech.com/apex/dangky.aspx
|
|
Đâu là hành trang?
Một khảo sát về việc làm của SV tốt nghiệp ĐH do TS Lê Thị Thanh Mai và Trần Văn Đồng thực hiện công bố cuối năm 2009 cho thấy, 60% SV ra trường cần phải được đào tạo lại.
Bằng chính kinh nghiệm bản thân, Hoàng Thông, tân cử nhân ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết: “Đến nay, tôi vẫn chưa áp dụng được chút kiến thức nào của bốn năm ĐH vào thực tế công việc, mà chỉ sử dụng những kỹ năng tôi có được nhờ tham gia các CLB đội nhóm của trường ĐH. Đa số SV vẫn quan niệm phải học thật giỏi, tấm bằng loại ưu sẽ là cơ hội tốt để vào đời, nhưng với những gì đã trải qua, tôi mới hiểu, có nhiều thứ khác còn quan trọng hơn bằng cấp. Đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc… của mỗi người”.
Từng nhiều lần nộp đơn và tham gia các đợt phỏng vấn tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, Thu Hằng chia sẻ: “Câu hỏi nhà tuyển dụng luôn đặt cho các ứng viên là: đã từng đi làm thêm ở đâu chưa? Có kinh nghiệm ở những công việc gì? Giữa một sinh viên tốt nghiệp loại khá nhưng chưa từng đi làm thêm và một sinh viên bình thường nhưng từng trải qua nhiều công việc khác nhau thời sinh viên, nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên cho người có kinh nghiệm làm việc. Theo tôi, những gì học được ở trường đại học chỉ là kiến thức nền. Nếu được quay lại giảng đường, tôi sẽ không chỉ chúi đầu vào bài học mà sẽ đi làm thêm để vận dụng kiến thức và tích lũy kinh nghiệm”.
Vượt qua vòng tuyển dụng chưa phải đã hết thách thức. Lời khuyên của các nhà tuyển dụng dành cho các tân cử nhân là: “Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, không nản chí trước khó khăn và điều quan trọng nhất là không bao giờ thôi nỗ lực học hỏi”.
(theo PNO)